Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Điều này dẫn đến có sự thay đổi lớn về lối sống, môi trường, thói quen ăn uống. Đứng trước cuộc sống công nghiệp, con người luôn phải đối mặt với môi trường ô nhiễm, thực phẩm chứa độc chất, nhiễm hóa chất độc hại. Đây chính là những nguy cơ thường trực đe dọa sức khỏe con người nói chung và gây ra bệnh nguy hiểm cho lá gan – nhà máy lọc máu của cơ thể con người.
Chính vì thế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh về gan ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới
Nước ta có tỉ lệ mang virus viêm gan B rất cao khoảng 15-20% (có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm bệnh).
Theo TS BS Bùi Hữu Hoàng, Khoa Tiêu hóa – Gan mật BV ĐHYD TPHCM, Việt Nam thuộc vùng dịch tễ lưu hành của viêm gan virus đặc biệt đối với siêu vi A và B. Ở các nước đang phát triển như nước ta hơn 90% dân số đều đã có nhiễm HAV. Bệnh thường tự giới hạn, khoảng 10% rơi vào mãn tính.
Trẻ em tuổi càng nhỏ nhiễm virus tỉ lệ rơi vào mãn tính càng cao, khoảng hơn 90% nếu nhiễm vào lúc chu sinh. Khoảng 40% nguời viêm gan siêu vi B mãn chết vì biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Một nghiên cứu khác cho thấy người gốc Á có nguy cơ bị chết vì ung thư gan cao hơn người da trắng gấp 10 lần.
Tỉ lệ bị viêm gan B và C ở người Việt và Á châu rất cao. Tỉ lệ cuả B là 16% và cuả C là 10%. Có thể cao hơn vì nhiều người không thử.
Theo một báo cáo mới đây của Văn phòng thống kê quốc gia, Hàn Quốc, bệnh gan là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của người trưởng thành ở tuổi 40 tại Hàn Quốc.
Tổn thương gan do căng thẳng tinh thần còn tồi tệ hơn. Nếu tâm trí con người được nghỉ ngơi, các tế bào gan bị tổn thương được phục hồi. Tuy nhiên điều này là khó đối với xã hội công nghiệp. Vì vậy, căng thẳng tinh thần quá nhiều, hút thuốc lá nặng và uống rượu làm tổn thương gan nặng hơn, dẫn đến suy chức năng giải độc, suy chức năng của hệ miễn dịch, cũng là một nguyên nhân khác gây bệnh gan.
Đặc biệt, chế độ ăn uống giầu chất béo và uống nhiều rượu dẫn đến gan nhiễm mỡ do rượu, chất béo được tích lũy trong các mô gan. Tại thời điểm này, GOT (glutamat-oxaloacetate transaminase), GPT (glutamat-pyruvat transaminase) và-GTP (glutamyl transpeptidase) tăng trong huyết thanh. Tuy nhiên, do khả năng làm việc tuyệt vời của gan, bệnh gan hầu như không xuất hiện triệu chứng trong giai đoạn đầu, và chỉ khi nó trở nên nghiêm trọng, nó mới cho thấy các triệu chứng.
Nghiên cứu về bệnh ung thư cho thấy: Để bù trừ vào nhu cầu cao về glucose trong ung thư, cần phải đẩy mạnh sự tân tạo glucose ở gan từ các acid amin và acid béo, điều này dẫn tới trạng thái bệnh lý rất quen biết trong ung thư là suy mòn cơ thể – trước hết là suy gan.
Tính đến hôm nay, các phương pháp điều trị các bệnh gan chủ yếu chia thành hai cách; một là liệu pháp dinh dưỡng và cách khác là điều trị bằng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, hai phương pháp được sử dụng đồng thời.
Người ta sử dụng thuốc theo nguyên nhân và loại bệnh gan. Ví dụ, tái tạo tế bào kích thích gan và / hoặc chức năng bảo vệ gan như axit ursodeoxycholic, silymarin. Thuốc kháng virus như acyclovir, thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid, 6-mercaptopurine (6-MP), azathioprine, vv. Tuy nhiên, bệnh gan phát triển không phải chỉ bởi một lý do mà là tổng hợp tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, một loại thuốc có một chức năng nhất định là không đủ để điều trị tất cả các loại bệnh gan. Mặt khác, các thuốc thông thường để điều trị các bệnh về gan có vấn đề về phản ứng bất ngờ và tác dụng phụ lâu dài