• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Mật nhân- Tăng cường sinh lý nam giới

by hangphuong / Thứ Ba, 04 Tháng Bảy 2017 / Published in Bệnh da và mô dưới da, Bệnh hệ bài tiết, Bệnh hệ tiêu hóa, Kinh nghiệm dân gian

1.Sơ lược

Cây mật nhân hay còn được gọi là cây bách bệnh, cây bá bệnh, mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Theo nghiên cứu ban đầu cho thấy, cây mật nhân ở Việt Nam có tác dụng cao hơn so với xuất xứ từ những nước khác. Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.

Ngoài ra cây mật nhân còn có các tên khác như: Cây mật nhơn hay cây Hậu phác nam. Tên khoa học: Eurycoma longifolia jack.Đây là loại cây mộc, được biết đến là một vị thuốc dùng trong Đông y. Tên Mã Lai của cây này là “tongkat ali” và tên Indonesia là “pasak bumi”. Tiếng Anh còn gọi cây này là “longjack”.

Đặc điểm nhận biết cây mật nhân: Mật nhân là loại cây trung bình, cao khoảng 15m, thường mọc dưới tán lá của những cây lớn. Có lông ở nhiều bộ phận. Lá cây dạng kép không cuống gồm từ 13 – 42 lá nhỏ sánh đôi đối nhau. Mặt lá trên màu xanh. Mặt dưới màu trắng

Một vài đặc điểm khác nhận biết cây mật nhân: Đây là loại cây đơn tính khác gốc (dioecious) nên mỗi cây chỉ trổ hoa cái hoặc hoa đực. Hoa màu đỏ nâu, nở vào tháng 3 – 4 hằng năm, kết quả vào tháng 5 – 6, quả non màu xanh, bên trong chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn, khi chín đổi sang màu vàng hay đỏ sẫm.

Các bộ phận dùng để làm thuốc: gồm có rễ, vỏ thân và quả

2.Tác dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân- Tăng cường sinh lý phái mạnh

Một trong những tác dụng đặc biệt nhất và được nhiều người biết đến của cây mật nhân là tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới, kích thích cơ thể tăng tiết hormon sinh dục nam một cách tự nhiên, ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.

Để phòng ngừa và điều trị giúp tăng lượng tinh dịch, tăng số lượng tinh trùng và mật độ tinh trùng lưu động, trị các chứng rối loạn cương, tăng độ cương cứng và chất lượng giao hợp, tác dụng của cây mật nhân sẽ phát huy tối đa tác dụng khi được sử dụng theo một số cách sau: Rễ mật nhân phải khai thác vào sao vàng hạ thổ, đồng thời kết hợp với hạt cây mật nhân có thể điều trị chứng hiếm muộn nam do loãng tinh trùng (dưới 20 triệu/1ml), tinh trùng yếu.

Ngâm rượu: 1kg ngâm với 10 lít rượu, ngâm hỗn hợp rượu trong 20 ngày là dùng được. Liều dùng mỗi ngày uống 20- 50ml rượu mật nhân. Vì vị của cây mật nhân khá đăng nên thêm 7 lạng nho khô cho 1kg mật nhân để giảm độ đắng.

Pha nước: Đối với người không uống được rượu có thể chẻ nhỏ pha vào nước sôi để 85oC để uống thay nước. Mỗi ngày pha 15gr chia làm 3 lần và tăng dần 3gr/ngày đến mức 30gr/ngày thì duy trì ở mức này. Dùng 3 lần nước sôi thì thay rể Mật nhân mới.

Tán bột: Mật nhân đã tán bột pha vài giọt nước sạch (hoặc mật ong) để làm thành viên hoàn theo liều lượng 6gr/ngày và tăng dần 1gr/ngày đến mức 10g/ngày thì duy trì ở mức này.

Ngoài tác dụng giúp tăng cường sinh lý cho nam giới, nhiều tài liệu còn chỉ ra rằng, cây mật nhân có tác dụng tốt với phụ nữ khí hư huyết kém, người bị ăn uống không tiêu, no hơi, đầy bụng, dùng làm thuốc bổ, chữa lỵ, tiêu chảy. Lá mật nhân còn được dùng để nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa.

Về cách dùng cây mật nhân: Đối với rễ hoặc vỏ thân thì cần phơi khô tẩm rượu sao vàng sắc uống, hoặc tán bọt làm viên uống ngày 8-16gr chia 3 lần sau khi ăn. Nếu ngâm rượu thì liều lượng như sau: 20gr rễ mật nhân, 10 trái chuối khô (chuối sứ) nướng vàng, ngâm với 1 lít rượu loại ngon, ngâm khoảng 7 ngày là lấy ra dùng được, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (độ 30 ml).

Tagged under: ăn không tiêu, đầy bụng, ghẻ, khí huyết, kiết lị, lở ngứa, mật nhân, sinh lý, tiêu chảy

About hangphuong

What you can read next

Hội chứng viêm da do Steroid tại Nhật Bản (1) – Cảnh báo của BS Klingman
Y học hiện đại chứng minh hiệu quả của Lan Gấm
Cây sả và lá đu đủ có chữa được bệnh ung thư hay không?

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP