
Sau đây là phân tích hỗ trợ người trồng, kinh doanh dược liệu lựa chọn pháp nhân. Các phân tích này có thể rất ngắn và chưa hoàn toàn phản ánh được thực tế và nhu cầu của bạn. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng Inbox cho chúng tôi theo link sau: http://www.messenger.com/t/mangduoclieu.vn
Lưu ý: nếu bạn mới khởi nghiệp trong ngành, hãy suy nghĩ thật kỹ khi chọn pháp nhân, vì nhiều người lựa chọn loại hình doanh nghiệp đã phải trả chi phí cơ hội lớn.
Các loại hình doanh nghiệp theo quy định của nhà nước
- Có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, có các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và nhóm công ty.
- Với các doanh nghiệp trong ngành dược liệu ở nước ta chủ yếu theo 2 mô hình chính là : Công ty TNHH và Công ty cổ phần.
Nội dung | Công ty TNHH | Công ty Cổ phần |
Đặc điểm | Gồm công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. | – Là doanh nghiệp trong đó có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phẩn, các thành viên góp vốn bằng cách mua cổ phần => họ là những cổ đông. |
Trách nhiệm của thành viên/Cổ đông | Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cam kết góp vào công ty. | -Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn cam kết góp vào công ty. |
Quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu | Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu.
Theo quy định, công ty TNHH không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn và không được vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu. |
-Công ty cổ phần được quyền phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
-Công ty được phép vay nự bằng cách phát hành trái phiếu nếu thỏa mãn một số điều kiện do pháp luật quy định. |
Số lượng thành viên | Giới hạn ở con số 50 thành viên | Không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. |
Một số doanh nghiệp kinh doanh dược liệu ( Ví dụ ) | Công ty TNHH MTV sản xuất kinh doanh dược liệu Dược Khang, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Minh Đức, Công ty TNHH dược phẩm dược liệu MD&T … | Công ty CP Traphaco, Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP Dược- Trang thiết bị y tế Bình Định, Công ty CP dược phẩm Nam Hà, Công ty CP dược phẩm OPC…. |
Ngoài ra, còn có 3 loại doanh nghiệp khác :
- Doanh nghiệp hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, cùng nhau kinh doanh với tên chung; ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn có thể là các nhân, tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Thông thường, mối quan hệ giữa các thành viên hợp danh là mối quan hệ trách nhiệm liên đới. Điều này có nghĩa là trong điều kiện bình thường thì mỗi đồng sở hữu là một đại diện của công ty hợp danh có thể ký hợp đồng, quản lý công ty. Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh còn phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty hợp danh. Thông thường, khi công ty hợp danh không thể trả nổi nợ thì chủ nợ có thể thu nợ từ tài sản riêng của các thành viên hợp danh. Trách nhiệm liên đới và trách nhiệm vô hạn là những lý do khiến đa số các công ty hợp danh có rất ít thành viên và sự tồn tại của các công ty hợp danh luôn luôn có giới hạn bởi vì nó phụ thuộc vào ý muốn của các thành viên hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế , công nghệ và thị trường, các dịch vụ kinh doanh khác. Nó bao gồm các hình thức: Công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế…Loại hình doanh nghiệp này dường như không phổ biến với tiềm lực kinh tế của Việt Nam cũng như startup mới trong ngành Dược liệu.
- Mô hình hợp tác xã : Là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay về lĩnh vực dược liệu, chính là sự hình thành những vùng trồng chuyên canh một hoặc một số loại cây dược liệu ở một địa phương nào đó. Mô hình này tận dụng tối đa nguồn nhân lực, nguồn đất, địa hình, khí hậu thuận lợi của địa phương tạo thành thương hiệu và phát huy lợi thế của địa phương. Nó thực sự lớn mạnh và phù hợp với những địa phương có tinh thần hợp tác, đổi mới, quyết tâm từ chính quyền đến người dân ở đó.