Theo Đông y, Lan Gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát
Loại cây này có tác dụng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận; chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt, viêm khí quản, viêm gan mãn tính, an thần, nhuận phế (mát phổi) và tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông.
Bộ phận sử dụng: Toàn bộ cây
Được thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần…
Tài liệu y học của Đài loan cho thấy cây lan gấm được coi là vị thuốc rất quý và hiếm: Theo dược điển của Đài Loan thì cây lan gấm có tác dụng
- Tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông.
- Có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính.
- Chữa thần kinh suy nhược
- Chữa ho khan
- Chữa đau họng
- Chữa cao huyết áp
- Chữa suy thận
- Chữa di tinh
- Chữa đau lưng
- Chữa phong thấp
- Làm tiêu đờm
- Giải độc
- Giải nhiệt
- Trẻ em hay khóc dùng kim tuyến liên sắc uống sẽ khỏi theo Sách Thanh thảo Gia đình Tự liệu pháp
- Giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan theo Sách Khoa học Quốc dược
- Chữa vết thương do rắn cắn, có tác dụng bổ máu, giải nhiệt (Tả Mộc Thuần), toàn thây cây thuốc được dùng để tăng cường sức khỏe, chủ trị bệnh phổi, di tinh, xuất tinh sớm, yếu gan, yếu tỳ
- Giải trừ u uất, thông trung khí, bồi dưỡng sức khỏe, chủ trị lục phủ ngũ tạng đẩy lùi tâm hỏa, nóng gan, bệnh phổi, thổ huyết, ho hen, đau ngực, đau lá lách, đau cuống họng, cao huyết áp
- Trẻ con chậm lớn, suy thận (Cao Vỹ Tùng), Lan Gấm có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, bổ phổi
- Hạ sốt, giải nhiệt, giải trừ u uất phiền muộn, trị ho khan, đau ngực, đau họng, sắc uống với nước đường (Lâm Minh Quyền)
- Người dân tộc miền núi Đài Loan thường dùng kim tuyến liên sắc uốngtrị đau ruột, đau bụng, sốt cao, đắp bên ngoài để trị các chỗ sưng vết thương và chỗ bị rắn cắn (Sơn Điền Kim Trị).
- Thanh huyết, nhuận phổi, trị bệnh phổi: sắc uống với nước đường (Khưu Tải Phúc).
- Kim tuyến liên 20 phân, sắc uống với nước đường, có tác dụng thanh huyết, trị bệnh cao huyết áp (Diệp Hải Ba)”.