• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Kỹ thuật trồng cây Cối Xay

by hangphuong / Thứ Ba, 10 Tháng Tư 2018 / Published in Chỉ dẫn khai thác, Trồng cây dược liệu

CỐI XAY

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet.

Họ: Bông (Malvaceae).

Tên khác: Quýnh ma, kim hoa thảo.

Tên vị thuốc: Cối xay.

Phần I: Đặc điểm chung

a. Nguồn gốc, phân bố

Cối xay phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm, ở Việt Nam cối xay mọc hoang dại rải rác ở hầu hết các tỉnh, từ vùng đồng bằng ven biển đến trung du và cả vùng núi thấp (dưới 600 m).

b. Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ mọc thành bụi, sống lâu năm, cao 1,0 – 1,5 m. Cành hình trụ phủ lông nhỏ, mềm hình sao. Lá mọc so le có cuống dài, hình tim, đầu nhọn, mép khía răng hai mặt có lông mềm, mặt dưới mầu trắng xám, gân chính 5 – 7, lá kèm hình chỉ. Hoa mầu vàng mọc riêng lẻ ở kẽ lá; cuống dài có đốt gấp khúc; đài có lông ngắn ở mặt ngoài, lông dài ở mặt trong, hình tam giác, mầu tro, cánh hoa hình tam giác ngược hay hình nêm; nhị nhiều tụ tập trên một trụ có lông dày ở gốc; bầu có lông, gồm khoảng 20 lá noãn. Quả do nhiều nang hợp lại, xếp sít nhau giống cái cối xay, nang có lông ở phần lưng và có mỏ nhọn, cong ở đầu; hạt hình thận nhẵn, mầu đen nhạt. Mùa hoa tháng 2 – 3; mùa quả hạt tháng 4 – 6.
c. Điều kiện sinh thái
Cây cối xay ưa ẩm, ưa sáng. Cây sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa xuân, hè, rụng lá vào mùa đông, quả già tự mở, bộ rễ phát triển rộng. Cây có khả năng thích nghi tốt với các vùng khí hậu ở nước ta.
d. Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Phần trên mặt đất của cối xay đã phơi hoặc sấy khô. Dược liệu gồm những đoạn thân, cành, lá và quả.
Công dụng: Theo kinh nghiệm dân gian, lá, thân, quả có tác dụng chữa cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện, bạch đới, rắn cắn, chữa vàng da, phù thũng sau khi đẻ, kiết lỵ, mắt có màng mộng, tai điếc, chữa mụn nhọt, điều trị đau viêm khớp, viêm tuyến mang tai truyền nhiễm, tật điếc, đau tai, ù tai.
Ngày dùng 8 đến 12g, dạng thuốc sắc.

Phần II: Kỹ thuật trồng trọt

a. Chọn vùng trồng
Cây cối xay trồng được ở nhiều nơi, trên nhiều loại đất khác nhau, đất cao, thoát nước tốt. Có thể trồng ở vùng đồng bằng, trung du miền núi và ven biển. Là cây ưa sáng và có thể chịu bóng vì thế có thể trồng xen với một số loại cây ăn quả hoặc cây công nghiệp khi chưa khép tán. Là cây ưa ẩm và sinh trưởng phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 – 35oC, đất có pH từ 5 – 8.

b. Giống và kỹ thuật làm giống
Cây cối xay được nhân giống bằng hạt, gieo vào tháng 2, 3 trong vườn ươm sau đó đánh cây con đi trồng.
Lượng giống cho 1ha gieo thẳng từ 3 – 4 kg hạt giống.
Kỹ thuật nhân giống
Hạt giống có thể gieo trực tiếp vào hốc đã định sẵn mật độ khoảng cách hoặc gieo vườn ươm.
. Nếu gieo hạt trực tiếp vào hốc, thường gieo 3 – 4 hạt/hốc. Khi cây cao 20 – 30cm tiến hành tỉa chỉ để lại 1 – 2 cây/hốc. (Chọn các cây khỏe mạnh, không sâu bệnh).

. Gieo hạt trong vườn ươm: Đất gieo hạt giống phải sạch cỏ dại, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi, chiều rộng 1- 1,2m, chiều cao 20 – 25 cm, gạt phẳng đất và đập nhỏ. Trước khi gieo, hạt được xử lý bằng nước ấm 40oC trong 60 phút, vớt ra để ráo và đem gieo. Hạt được gieo đều trên mặt luống, phủ một lớp đất bột 0,5 cm, sau đó phủ rơm rạ, tưới giữ ẩm trong 5 – 7 ngày đến khi cây mọc mầm. Hạt giống cối xay sau gieo ở vườm ươm 20 – 30 ngày, cây cao 20 – 25 cm có thể đánh trồng ra ruộng. Lượng giống cần 15 – 20 kg/ha, vườn ươm đủ trồng cho 4-5 ha dược liệu.
c. Thời vụ trồng
Thời vụ trồng thích hợp vào tháng 2 – tháng 4 hàng năm.
d. Kỹ thuật làm đất
Đất cày bừa nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, làm luống rộng 70 – 120 cm. Yêu cầu luống phải thoát nước tốt tránh để ngập úng (nếu bị ngập nước 1 – 2 ngày cây sẽ bị chết).

e. Mật độ, khoảng cách

Mật độ: 40.000 cây/ha.

Khoảng cách trồng: 50 x 50 cm (2 hàng/luống).

============================

Kỹ thuật trồng cây thuốc (2013) TSKH Nguyễn Minh Khởi, TS Nguyễn Văn Thuận – ThS. Ngô Quốc Luật cùng các nhà khoa học khác của Viện dược liệu

Tagged under: chữa sốt, Cối Xay, đau đầu

About hangphuong

What you can read next

Các phương pháp lấy mẫu hạt giống kiểm tra
Kỹ thuật trồng cây thuốc
Kỹ thuật trồng cây Bán hạ nam

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP