
CÁT CÁNH
Tên khoa học: Platycodon grandyflorum (Jacq.) A. DC.
Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
Tên khác: Bạch dược, kết cánh, cánh thảo
Tên vị thuốc: Cát cánh.
Phần I. Đặc điểm chung
a. Nguồn gốc, phân bố
Platycodon A. DC. là chi chỉ có một loài là cây cát cánh. Cây phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Đông Bắc Á, gồm Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Cát cánh đã trồng lâu đời ở Trung Quốc, sau du nhập sang cả Ấn Độ. Cây được nhập trồng ở các cơ sở nghiên cứu của Viện Dược liệu từ những năm 1960. Sau đó cây đã được phát triển trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ (Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội). Có những năm dược liệu cát cánh đã được xuất khẩu.
b. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, sống lâu năm, thân mềm, màu lục xám, chứa nhựa mủ, cao 50 – 80 cm. Rễ củ, đôi khi phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nhạt.
Lá có cuống ngắn hoặc gần như không cuống, hình trứng, dài 3 – 6cm, rộng 1 – 2,5cm, gốc tròn, đầu nhọn, cuống hẹp, rìa lá có răng cưa; ở giữa thân cây trở xuống lá mọc đối hoặc có 3 – 4 vòng lá, lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le. Hoa hình chuông, cánh hoa màu tím xanh hay màu trắng, mọc riêng lẻ hoặc thành bông thưa ở kẽ lá gần ngọn, đường kính 3 – 5cm. Đài có 5 thùy màu lục; tràng gồm 5 cánh hợp, 5 nhị đực, 1 nhị cái, đầu nhị xẻ e. Quả nang, hình trứng bao bọc bởi đài tồn tại, chứa nhiều hạt nhỏ, hình bầu dục, màu đen nâu. Mùa hoa: tháng 5 – 7, mùa quả: Tháng 8 – 9.
c. Điều kiện sinh thái
Cát cánh là cây ngày dài có nguồn gốc từ Trung Quốc, ưa khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, nhiều ánh sáng. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 25 – 30oC (cao nhất 35, thấp nhất 15oC). Khả năng chịu hạn kém; đặc biệt không chịu được ngập úng. Ở đồng bằng và trung du, mùa đông trùng với thời kỳ cây non, cát cánh sinh trưởng phát triển gần như liên tục từ khi trồng tới lúc thu hoạch. Ở miền núi, cây phải trải qua kỳ ngủ đông, lúc này phần thân lá bị tàn lụi, không nên cắt mà để cây tự lụi. Việc cắt sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ xâm nhập. Phương thức sinh sản bằng hạt (hữu tính).
d. Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Rễ củ phơi khô.
Công dụng: Cát cánh chữa ho có đờm hôi tanh, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Theo tài liệu cổ, cây còn chữa tức ngực đau và ho ra máu. Ngày dùng 3 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai cần thận trọng khi dùng.
Phần II. Kỹ thuật trồng trọt
a. Chọn vùng trồng
Cát cánh, sau khi nhập nội vào Việt Nam được trồng thử ở vùng núi cao (khoảng 1500m), có khí hậu ẩm mát, như Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) cây sinh trưởng, phát triển tốt. Vài năm sau, chuyển xuống
độ cao thấp hơn ở Tam Đảo, khoảng a.000m, sau đó được trồng thành công ở đồng bằng. Tuy nhiên, vốn là cây ngày dài ở phương bắc, khi chuyển dần xuống vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, như ở Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, người ta vẫn phải trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp để cây sinh trưởng, phát triển trong vụ đông xuân và có hoa quả về mùa hè.
b. Giống và kỹ thuật làm giống
Trong sản xuất dược liệu, cát cánh chủ yếu được gieo trồng bằng hạt. Khác với một số cây, việc ra hoa không ảnh hưởng tới chất lượng và năng suất của rễ củ cát cánh. Cát cánh ra hoa kéo dài nên quả không chín đều. Năm thứ nhất trên cây đã xuất hiện hoa quả, nhưng hạt ít và giống chưa tốt, nên thu hạt giống ở cây năm thứ 2 và c. Thu quả ở những cây to, khỏe, không bị sâu bệnh. Quả cát cánh chín không đều, khi vỏ quả chuyển sang màu vàng cần thu kịp thời. Quả hái về cần để trong râm 2 – 3 ngày cho chín thêm, rồi phơi nắng nhẹ cho khô, đập lấy hạt và tiếp tục phơi thêm 2 – 3 nắng.
Tiêu chuẩn hạt giống: Hạt giống có màu đen, bóng, không nhăn nheo; khối lượng của a.000 hạt là 0,8 – 1,5g; tỷ lệ hạt chắc trên 80%; tỷ lệ tạp chất nhỏ hơn 20%; tỷ lệ nảy mầm trên 60%. Nhiệt độ nảy mầm tối ưu từ 20 – 30oC, thời gian nảy mầm từ 15 đến 20 ngày.
Cát cánh còn có thể nhân giống bằng giâm cành. Vào mùa xuân, chọn cành non mới tái sinh, ngắt bỏ ngọn, cắt thành từng đoạn dài 10 – 15cm, chấm phần gốc vào bột IBA 0,4% và giâm trong cát ẩm. Ở nhiệt độ 18 – 20oC, cành giâm sẽ ra rễ sau 4 – 6 tuần. Cách này chỉ được áp dụng trong sản xuất giống ở vùng lạnh.
c. Thời vụ gieo trồng
Cát cánh trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ đông xuân và có hoa quả về mùa hè.
Hạt cát cánh nảy mầm tự nhiên ở nhiệt độ 25 – 28oC, sau khi gieo từ 15 đến 20 ngày. Vì vậy, ở đồng bằng và trung du bắc bộ
thường gieo hạt vào tháng 9 – 10, ở miền núi vào tháng 2 – 3 và thu hoạch vào cuối mùa thu, đầu mùa đông năm sau.
d. Kỹ thuật làm đất
Đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, không úng ngập, nhiều mùn.
hông nên trồng ở đất thịt nặng và đất bạc màu.
Đất trồng cát cánh cần cày sâu, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, bừa kỹ, lên thành luống cao 25 – 30cm, mặt luống rộng 0,8 – 1,0m.
e. Mật độ, khoảng cách trồng
Mật độ trồng lấy dược liệu: 500.000 cây/ha, trồng khoảng cách:
20 x 10 cm.
Mật độ trồng lấy hạt: 200.000 cây/ha, trồng khoảng cách 20cm.
============================
Kỹ thuật trồng cây thuốc (2013) TSKH Nguyễn Minh Khởi, TS Nguyễn Văn Thuận – ThS. Ngô Quốc Luật cùng các nhà khoa học khác của Viện dược liệu