
1. Chọn vùng trồng
Cây ba gạc Ấn Độ có khả năng thích nghi rộng với các vùng trồng từ đồng bằng cho đến miền núi, tốt nhất là trồng ở vùng trung du, đồi núi thấp. Một số địa phương trong nước ta có thể trồng ba gạc như Phú Thọ, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình…
Ba gạc Ấn Độ trồng được trên tất cả các loại đất của đồng bằng, miền núi, nhưng thích hợp nhất là đất vùng trung du.
2. Giống và kỹ thuật làm giống
Ở Việt Nam tồn tại nhiều loại ba gạc mọc hoang và đã được trồng làm thuốc như ba gạc Vĩnh Phú, ba gạc Cu Ba… Cần phải chọn đúng giống ba gạc Ấn Độ theo mô tả trên.
Lượng giống cần cho 1 ha: 15kg/ha. Hạt giống thuần chủng, không lẫn tạp, không sâu bệnh. Tỷ lệ nẩy mầm đạt từ 70% – 80%. Nếu gieo trong vườn ươm thì cần diện tích từ 400 – 500 m2 cho 1ha.
a. Kỹ thuật làm giống
Nhân giống hữu tính
+ Xử lý hạt giống: Có thể xử lý bằng 2 cách:
Cách (1). Hạt giống được xử lý nước ấm 40 – 50o C trong 12 giờ.
Vớt hạt, để ráo nước rồi đem gieo.
Cách (2). Xử lý bằng acit sulfuric nồng độ 0,2 – 0,8 % trong 4 – 8 giờ, đãi sạch hạt để ráo nước rồi đem gieo.
- Làm đất: Chọn đất tơi xốp, thuận tiện tưới tiêu, cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại.
- Lên luống: Lên luống cao 20 – 25 cm, rộng 70 – 90 cm.
- Phân bón: Bón lót phân hữu cơ hoai mục 15 tấn/ha (hoặc phân vi sinh) + 500 kg NPK, rắc vào rãnh trước khi gieo hạt. Bón thúc bằng đạm urê pha loãng 2 – 3 % khi cây cao 7 – 10 cm, có 5 – 6 lá.
- Gieo hạt: Mặt luống được đánh rạch ngang khoảng cách 15 – 20 cm, bón lót phân vào rãnh, trộn hạt với đất bột, rắc đều vào rãnh, lấp đất dày 1,5 – 2,5 cm và phủ lớp rơm rạ hoặc trấu mỏng lên mặt luống.
- Chăm sóc: Giữ ẩm cho đất, sau 15 – 20 ngày hạt mọc đều. Khi hạt bắt đầu nảy mầm dỡ dần rơm rạ. Tiếp tục chăm sóc cây con, đến khi đạt tiêu chuẩn bứng ra trồng.
Nhân giống vô tính
- Tháng 6 – 7, chọn các cành bánh tẻ, cắt thành đoạn dài 17 – 20 cm, đầu gốc cắt vát 45o, cắm sâu 10 – 15 cm, khoảng cách 10 – 15 cm, phủ mặt luống bằng rơm rạ mỏng để giữ ẩm. Sau 7 đến 10 ngày hom bật mầm, 15 đến 20 ngày sau ra rễ. Chú ý giữ đất đủ ẩm để đạt tỷ lệ sống cao (trên 90 %).
- Tiêu chuẩn cây giống: Cây con từ hạt: Cây cao từ 7 – 10cm, có 3 đôi lá thật, bộ rễ khỏe mạnh, không sâu bệnh.
- Cây từ hom: 17 – 20cm, có từ 5 – 10 rễ.
b. Thời vụ trồng
Thời vụ 1 (ở đồng bằng): Gieo hạt vào mùa xuân (từ tháng 2 đến đầu tháng 4), bứng cây con trồng vào tháng 7 – 8.
Thời vụ 2 (ở miền núi và trung du): Gieo hạt vào mùa thu (tháng 8
– 9) và bứng cây con trồng vào tháng 2 – 3 năm sau.
c. Kỹ thuật làm đất
Đất trồng ba gạc cần chọn nơi cao, dễ thoát nước, ít sỏi đá, mầu mỡ, độ dốc vừa phải.
Tùy theo vùng canh tác mà làm đất cho thích hợp. Đất bằng phẳng, dù ở trung du hay đồng bằng, làm đất kỹ, dọn sạch cỏ.
Lên luống cao 25 cm, rộng 80 – 90 cm, chiều dài luống từ 30 – 50m, tùy ruộng. Đất ở vùng đồi có độ dốc vừa phải có thể trồng theo từng khu đất nhỏ, đất có độ dốc lớn cần trồng theo đường đồng mức.
d. Mật độ, khoảng cách trồng
Tùy thuộc vào độ màu của đất để bố trí mật độ, khoảng cách trồng thích hợp.
Đất tốt trồng mật độ 110.000 cây/ha với khoảng cách 30 x 30 cm.
Đất xấu trồng mật độ 160.000 cây/ha với khoảng cách 20 x 30 cm.
e. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Lượng phân bón cho năm thứ nhất
Thời kỳ bón
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + phân lân và kali.
Bón thúc: Bằng phân đạm một năm 3 lần vào các tháng 4, 6, 8.
Các năm tiếp theo nên bón bổ sung một lượng phân bằng một nửa lượng phân trên. Cách bón như năm thứ nhất.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Kỹ thuật trồng
Hiện nay biện pháp gieo trồng bằng cây con bứng ở vườn ươm hay hạt được gieo trong bầu là phổ biến.
Trồng cây thành hai hay ba hàng, lệch nhau. Trước khi bứng cây con cần tưới nước để tránh đứt rễ, nhổ đến đâu trồng đến đấy. Khi trồng chú ý ấn chặt gốc và tưới nước ngay cho cây chóng hồi phục. Nên trồng cây thẳng đứng và chú ý đặt rễ cây tiếp xúc với đất.
Chăm sóc
Cần chú ý làm cỏ lúc cây chưa phủ kín đất. Hàng năm nên xới xáo, vun từ một đến hai lần để tạo đất thoáng cho cây phát triển rễ nhiều
Tưới tiêu
Luôn đảm bảo cho đất đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi bị ngập úng phải thoát nước ngay tránh làm cây bị chết.
Cách bón phân
Bón lót: Bón vào các hốc đã bổ sẵn, phủ đất lên trên trước khi trồng cây
Bón thúc: Bón theo từng gốc, kết hợp với các lần làm cỏ xới xáo.
==========
Kỹ thuật trồng cây thuốc (2013) TSKH Nguyễn Minh Khởi, TS Nguyễn Văn Thuận – ThS. Ngô Quốc Luật cùng các nhà khoa học khác của Viện dược liệu