
#mangduoclieu, #steroid, #corticoid, #kem_trộn
Tóm tắt bài viết:
– Tại Nhật, cho đến năm 1991, các bác sĩ da liễu mới bắt đầu công nhận có hiện tượng nghiện Steroid dạng bôi, và công nhận hiện tượng bùng phát sau khi cai nghiện Steroid.
– Trước đó, người Nhật tập trung nghiên cứu các ứng dụng của steroid trong xử lý các bệnh viêm da tiếp xúc. Và hướng dẫn khi điều trị các bệnh này nếu có dấu hiệu bùng phát, là tăng liều Steroid.
– Trước năm 1991, các bác sĩ Nhật bản cũng không phân biệt được đâu là dấu hiệu bệnh viêm da tiếp xúc nặng lên, hay là dấu hiệu của hiện tượng bùng phát khi ngừng steroid.
– Các nghiên cứu lâm sàng của Nhật với Steroid chỉ dừng lại ở mức độ quan sát ngắn ngày, chỉ có 3 nghiên cứu là dài hơn 100 ngày. Trong khi đó thực tế người dùng Steroid phải dùng trong thời gian 1 vài năm đến vài chục năm. Do đó kết quả của nghiên cứu lâm sàng là không đáng tin cậy.
– Các nghiên cứu lâm sàng của Nhật chỉ tập trung vào suy giảm chức năng của tuyến yên, tuyến thượng thận mà không đề cập đến các trạng thái viêm da bùng phát, phát ban toàn thân… khi ngừng Steroid.
BÀI VIẾT CHI TIẾT:
Hội chứng rút steroid gây ra do Corticosteroid trên da
Tác giả: Mitsukuni Enomoto, Seiji Arase, Fumio Shigemi, Katsuyuki Takeda xuất bản trên Tạp chí Hội Khoa học Mỹ phẩm Nhật Bản, số 15, số 1 (1991)
Đây là văn bản đầu tiên ở Nhật nói về tình trạng da trong quá trình cai nghiện Corticoid. Phần dưới đây trích dẫn Lời mở đầu, rất thú vị:
–Trích đoạn–
Hội chứng rút steroid, gây ra tác dụng phụ toàn thân, xảy ra ở 7 bệnh nhân đã bôi Corticosteroids trong thời gian dài để điều trị các tổn thương trên da của họ. Trong mọi trường hợp, các triệu chứng đặc trưng gồm suy nhược, mệt mỏi, sốt nhẹ, thiểu năng, tim đập nhanh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm lý. Ngoài ra, ban đỏ lan rộng toàn thân xuất hiện khắp người sau khoảng 5 ngày ngừng thuốc.
Những triệu chứng này, gồm với tình trạng suy thượng thận được tìm thấy trong 5/7 bệnh nhân. Tuy nhiên việc xuất hiện ban đỏ toàn thân này không phải là việc bùng phát bệnh, mà là 1 biểu hiện của da phục hồi trong quá trình cai Corticoid.
Sự bùng phát của quá trình phục hồi này thường xảy ra trên mặt, và bây giờ được biết đến như 1 loại viêm da giống với bệnh Rosacea, nhưng trước đây bị lầm lẫn thành việc bị bùng phát bệnh.
–Hết trích dẫn–
Bài báo này được đăng trên Tạp chí Khoa học Mỹ phẩm Nhật Bản, Dưới đây là một phần của mục lục.
Tập 15, số 1
Mục lục
Bài viết gốc:
1. Đánh giá tác dụng của thuốc mỡ DS-2630 lên nồng độ cortisol huyết thanh và các phép thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lâm sàng chung – so sánh với thuốc mỡ dipamionas 0.064% betamethasone được sử dụng cho các đối tượng khỏe mạnh (Mitsukuni Enomoto, Seiji Arase, Katsuyuki Takeda)… 6
2. Hội chứng cai nghiện Steroid co Corticoid bôi ngoài da gây ra (bởi Mitsukuni Enomoto, Seiji Arase, Fumio Shigemi, Katsuyuki Takeda)… 17
(Cắt trích đoạn)
Báo cáo hội thảo:
Báo cáo về Hội thảo lần thứ 15 của Hội viêm da tiếp xúc Nhật Bản và Hội thảo lần thứ 40 của Hiệp hội Da liễu Nhật Bản (bởi Ritsuko Hayakawa)…
Báo cái này được đưa ra cùng với báo cáo thử nghiệm lâm sàng của 1 loại kem Steroid được phát triển sau đó. Đồng tác giả, Bác sĩ Takeda đã tham gia vào việc nghiên cứu nhiều loại steroid bôi ngoài da trong thời kỳ này. Cuốn tạp chí cũng có các bài báo cáo của Hội viêm da tiếp xúc Nhật bản và Hội Da liễu nhật bản. Cũng không hiếm lắm trong việc xuất hiện các báo cáo thử nghiệm lâm sàng trong các tạp chí mà chẳng liên quan gì đến chủ đề báo cáo cả.
Mặc dù bản thân tạp chí dường như không có nhiều liên quan với da liễu, cho đến hiện tại, thì các đồng tác giả và được ủy quyền bởi bác sĩ Takeda đã tích cực tham gia vào nhiều thử nghiệm lâm sàng về Corticoid bôi ngoài da, và được xem là đáng tin cậy. Cũng thú vị, là báo cáo này cũng được xuất bản cùng với 1 báo cáo thử nghiệm khác về Corticoid bôi ngoài da.
BỔ SUNG: NHỮNG GÌ CÓ THỂ ĐỌC TỪ BÁO CÁO THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG CỦA STEROID BÔI NGOÀI DA
Một báo cáo thử nghiệm lâm sàng là 1 loại bằng chứng cho thấy 1 loại thuốc có hiệu quả đối với 1 số bệnh và triệu chứng nhất định. Bất kỳ loại thuốc nào cũng sẽ được đánh giá hiệu quả trước khi bán ra thị trường, và được đánh giá lại sau đó bằng hình thức điều tra theo dõi. Kết quả đánh giá như vậy sẽ được báo cáo là các “Báo Cáo thử nghiệm lâm sàng” trên tạp chí y tế hoặc các tạp chí khác
Tôi đã từng băn khăn và điều tra về mức độ mà các báo cáo này xác nhận sự an toàn cho việc sử dụng Steroid ngoài da trong thời gian dài. Dữ liệu được hiển thị dưới là kết quả của cuộc điều tra này.
“Sử dụng kéo dài” thường có nghĩa là sử dụng lên đến 120-130 ngày.
Trong báo cáo có tiêu đề “Các tác động toàn thân của việc sử dụng diflorasone diacetate dài ngày”
1. Ví dụ: Thời gian quan sát tối đa là 16 tuần. Theo báo cáo có tiêu đề: “Khả năng sử dụng lâm sàng của Halcinonide khi booi trên da trong 1 thời gian dài”
2. Thời gian quan sát là 14 đến 112 ngày (trung bình là 59 ngày). Báo cáo có tựa đề: “Đánh giá khả năng sử dụng thuốc mỡ halcinonide khi bôi trên da trong 1 thời gian dài
3. Nghiên cứu 3 trường hợp viêm da dị ứng (AD) trong khoảng thời gian từ 35 đến 127 ngày.
Tôi chỉ có thể tìm thấy 3 báo cáo này sử dụng hơn 100 ngày quan sát, và những người khác thì đánh giá khả năng sử dụng với thời gian quan sát trên da từ 1-5 tuần.
“Hướng dẫn cho việc sử dụng Corticoid trên da (kế hoạch riêng bởi Ishihara) khuyến cáo thời gian thử nghiệm giai đoạn 3 từ 1 đến 3 tuần, và thời gian thử nghiệm tác dụng dài hạn từ 1-3 tháng.
Trong điều trị AD, không hiếm hoi việc các loại thuốc Corticoid bôi trên da kéo dài một vài năm đến một vài chục năm. Tuy vậy, nhưng thử nghiệm lâm sàng hoặc điều tra theo dõi sau khi sử dụng thực tế không quan sát đủ dài như vậy. Ngoài ra, tài liệu bao gồm các quan sát thời gian dài chỉ chú ý đến sự suy giảm chức năng của tuyến yên – tuyến thượng thận và không kiểm tra nghiện Steroid, hoặc tái phát viêm nghiêm trọng sau khi ngưng hoặc giảm liều (hiện tượng hồi phục)
KHÔNG HỀ TỒN TẠI CÁC BÁO CÁO THỬ NGHIỆM LÂM SÀNG XEM XÉT NGHIỆN STEROID HOẶC TÁI PHÁT VIÊM NẶNG SAU KHI NGƯNG HOẶC GIẢM LIỀU (HIỆN TƯỢNG HỒI PHỤC)
Một số loại thuốc thì gây nghiện và một số thì không. Ví dụ 1 viên thuốc tăng huyết áp sẽ không cần tăng liều sau khi sử dụng trong thời gian dài. Nó cũng không xảy ra hiện tượng bùng phát bệnh nếu ngưng sử dụng hoặc giảm liều.
Tuy nhiên Steroid dạng bôi ngoài da thì sẽ gây nghiện, và tôi đã nhấn mạnh nhiều lần về điều này. Những loại thuốc mà phải kê đơn trong sự quan sát và chăm sóc đặc biệt. Ví dụ như: Chèn thời gian nghỉ thuốc thường xuyên để tránh nghiện. Tôi mong các bác sĩ nên cân nhắc để tránh cho bệnh nhân bị nghiện thuốc, và tôi cũng không có ý phủ nhận tác dụng của Corticoid.
Trong quá trình nghiên cứu các báo cáo thử nghiệm lâm sàng, tôi thấy có những tuyên bố trong đó ngụ ý hiện tượng hồi phục này. Harada và cộng sự nói rằng: Phương pháp valamethasone ít hiệu quả hơn đối với 21 bệnh nhân AD, những người thuyên giảm sau 1-4 tuần sử dụng clobetasol propionate. Kết quả là, sự thuyên giảm được duy trì ở 13 bênh nhân, trong khi sự bùng phát trở lại xảy ra ở 8 người. Những người bị mụn papule trên da dễ bị bùng phát lại hơn.
Đối với các bác sĩ hỗ trợ việc cai Steroid, không có gì lạ khi bệnh nhân AD bị bùng phát sau khi ngừng TCS, sau đó biến mất 1 cách tự nhiên. Có khả năng là Harada và cộng sự đã quan sát hiện tượng phục hồi thông qua các trường hợp viêm tái phát (Báo cáo này được viết vào năm 1989, 2 năm trước khi Enomoto và cộng sự phát hành bài báo trên Tạp chí Hiệp Hội Khoa học Mỹ phẩm Nhật Bản)
Hướng dẫn hiện tại của Hiệp Hội Da liễu của Nhật bản nói rằng, các bác sĩ sử dụng steroid liều mạnh hơn khi sự bùng phát trở nên tồi tệ hơn và có ít nguy cư thuyên giảm. Khi các hướng dẫn này còn được áp dụng, bênh nhân đã nghiện Steroid không bao giờ thoát khỏi tình trạng nghiện. Nó nên được sửa đổi như sau: “Khi sự bùng phát bị nghi ngờ là do nghiện Steroid, nên chờ và xem xét mà không tăng liều steroid, ngay cả khi phát ban trở nên trầm trọng thêm”
Việc tính toán trên cũng chỉ ra 24% có thể ngừng dùng Steroid mà không xảy ra hiện tượng bùng phát khi hồi phục, dù họ dùng steroid theo kiểu nào. Người ta cho rằng những bệnh nhân như vậy không bị nghiện Steroid dù có dùng Steroid ngoài da. Theo kinh nghiệm của tôi, đúng là đã có những trường hợp ngừng Steroid mà không bị bùng phát do quá trình hồi phục.
Bài báo của Bác sĩ Enomoto rất quý giá vì nó báo cáo hiện tượng bùng phát do phục hồi sau khi ngừng Steroid. Tuy nhiên ông đã sử dụng Steroid toàn thân để điều trị và không đề cập đến việc liệu bệnh nhân cuối cùng đã thành công trong việc ngừng Steroid hay không. Và vào năm 1991, một số bác sĩ da liễu cuối cùng đã bắt đầu nhận thấy sự tồn tại của sự phát triển của việc nghiện Steroid.
Năm 1952, khi Tiến sí Sulzburger báo cáo rằng Steroid ngoài da có hiệu quả làm giảm bớt bùng phát của Viêm Da Tiếp Xúc. Sau đó thì Hydrocortisone acetate được phê duyệt sử dụng tại Nhật vào năm 1953
Clobetasol Propionate, được phân loại thành các steroid mạnh nhất, được lưu hành vào năm 1978 tại Nhật. Theo bài báo của Bác sĩ Enomoto xuất bản năm 1991, 37 năm sau khi lưu hành Hydrocortisone acetate và 13 năm sau khi lưu hành probate cobetasol, sự bùng phát trong quá trình hồi phục đã được chính thức báo cáo lần đầu tiên tại Nhật Bản.
Link bài viết gốc
https://topicalsteroidaddiction.weebly.com/chapter-312288reports-in-japan-ndash-1.html
Link của cả Series bài viết:
https://topicalsteroidaddiction.weebly.com/contents.html