• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Hội chứng viêm da do Steroid tại Nhật Bản (9) – Thuyết thứ 2 về phá vỡ màng bảo vệ da của B.Sĩ Cork

by hangphuong / Thứ Năm, 07 Tháng Sáu 2018 / Published in Bệnh da và mô dưới da, Y học thưởng thức

Rối loạn chức năng, rồi loạn biểu bì trong dị ứng viêm da
Bởi MJ Cork và các cộng sự, công bó trên tạp chí da liễu số 129 năm 2009

Lý thuyết của bác sĩ Cork được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới vì nó giải thích rõ hiện tượng nghiện hoặc phục hồi. tổng quan đã được đưa ra trong số ra tháng 6 của Tạp chí nghiên cứu da liễu, 2009. Sử dụng hình minh họa sẽ giải thích lý thuyết của ông cụ thể hơn. Tạp chí nghiên cứu da liễu là tạp chí nổi tiếng nhất trên thế giới, và có nghĩa là để được lọt vào tạp chí này, thông tin phải thật sự có ý nghĩa thuyết phục.

Chữ P trong hình lục giác đại diện cho một Protease. Có 2 loại Protease: Nội sinh (được tổng hợp trong lớp tế bào dạng hạt dưới lớp sừng) và ngoại sinh (từ tụ cầu vàng hoặc vi khuẩn trong bụi bẩn bên ngoài. Protease là 1 enzyme có khả năng tăng tốc độ bong của lớp sừng bên ngoài da.
Tôi biết rằng khe bụi là nguồn gây dị ưng, nhưng bản thân các kháng nguyên bụi (kháng nguyên là thứ tạo ra phản ứng miễn dịch của cơ thể) dường như có hoạt động Protease. Đây có thể là lý do tại sao nhiều bệnh nhân bị mẫn cảm với bụi, thậm chí cả ở trong nhà.

Lý thuyết về Protease và Protease Inhibitor mất cân bằng khi lạm dụng Corticoid gây ra hiện tượng bào mòn da bạn có thể xem thêm tại đây:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2103072013350325&set=pcb.238656080222970&type=3&theater&ifg=1

Như đã đề cập ở Chương 2:
– Protease thủy phân Corneodesmosomes – là thứ dính các tế bào sừng với nhau, dẫn đến sự xâm nhập của các các chất gây dị ứng.
– Protease Inhibitor là chất ức chế hoạt động này. Các chất này dường như được sản xuất chủ yếu trong tuyến mồ hôi và che phủ bề mặt cơ thể cùng với mồ hôi để phục vụ như phòng thủ chống lại các protease ngoại sinh. Một số bệnh nhân bị viêm da dị ứng (AD) dương như có một đột biến trong gen mã hóa chất ức chế tuyến mồ hôi này.

Corneocytes lưu trữ nước để bảo vệ da khỏi bị khô do môi trường. Chức năng giữ nước này được sinh ra bởi các chất dưỡng ẩm tự nhiên (NMF – Natural Moisturizing Factor) do cơ thể nội sinh. Các chất giống như bọt biển trong các tế bào, có nguồn gố từ 1 protein tên là filaggrin. Mỗi Corneocyte được bọc trong 1 lớp màng mỏng lipid (lipid lamellae)

Bệnh nhân viêm da dị ứng (AD) có đột biến ở gene mã hóa Filaggrin, và NMF (nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên) của chúng không thể tích trữ đủ nước. NMF cũng có chức năng làm giảm độ PH bề mặt da. Nếu chức năng này bị suy yếu, mức độ PH của da sẽ bị nâng lên từ axit nhẹ (bình thường) đến trung tính. Dưới độ pH trung tính, các Protease như SCCE hoạt động, trong khi các Protease Inhibitor không hoạt động, khiến cho các desmosomes dễ vỡ. Năng suất thành phần lipid lamella cũng giảm
Lớp sừng ngoài cùng da (biểu bì) hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự cân bằng tinh tế của độ pH. Độ pH thay đổi theo độ sâu của da cũng liên quan đến sự phân hóa tế bào trong các tầng của da.
Bác sĩ Cork diễn giải vai trò của pH với da là “lớp vỏ axit” (làn da khỏe mạnh sẽ có lớp vỏ Axit). Để tóm tắt bài báo của bác sĩ Cork, viêm da dị ứng (AD) là do khuynh hướng di truyền và các yếu tố môi trường

Trong cơ chế rối loạn chức năng hàng rào da, khuynh hướng di truyền là đột biến trong mỗi gene mã hóa:
– Protease
– Protease Inhibitor
– hoặc Filaggrin

Các yếu tố môi trường bao gồm:
– Xà phòng/chất tẩy rửa (tăng độ pH bề mặt da)
– Các Protease ngoại sinh
– Corticosteroids bôi ngoài da (TCS)

Như đã nêu ở trên, bác sĩ Cork đã liệt kê rõ ràng TCS là một trong các yếu tố tăng nặng của AD

Trích dẫn dưới đây là 1 phần đánh giá của ông, trong đó chỉ trích gay gắt TCS
Đọc toàn bộ bài viết, Bác sĩ Cork viết Steroid ngoài da có hiệu quả trong 1 thời gian giới hạn, trong khi ông cảnh báo việc dễ dãi trong sử dụng TCS với trường hợp AD nhẹ và dùng TCS kéo dài. Ông cũng đề cập đến Ciclosporin như một lựa chọn điều trị cho các trường hợp nghiêm trọng (ví dụ đột biến gen filaggrin). Nhìn chung bài báo của ông cân đối và trung thực. Ông không có ý định phủ nhận hoàn toàn tác dụng của TCS

–Trích dẫn–
Ảnh hưởng của Corticosteroids dạng bôi lên biểu bì da
Các Corticosteroids dạng bôi được sử dụng thành công để điều trị tăng cường miễn dịch liên quan đến viêm da dị ứng (AD); tuy nhiên, bằng chứng ngày càng tăng cho thấy nó không giải quyết được khiếm khuyết rào cản biểu bì liên quan đến rối loạn này. Da của bệnh nhân được điều trị bằng TCS mỏng hơn tới 70% so với các bệnh nhân không được điều trị. Ngoài ra còn có sự giảm đồng thời số lượng mảng mỏng lipid tế bào và giảm số lượng hạt bọc màng tại giao diện SC-SG. Hậu quả của những thay đổi này với chức năng rào cản được thể hiện bằng độ cao trong TEWL từ da của bệnh nhân được điều trị bằng TCS. Mức độ bị tàn phá của hàng rào bảo vệ da được quan sát qua 1 loạt các phác đồ điều trị với TCS, từ phác đồ ngắn (3 ngày) với liều TCS cực mạnh, và phác đồ dài (6 tuần) với liều TCS cực nhẹ. Hiện tượng bùng phát khi ngừng dùng TCS giống với các dạng hỏng chức năng màng bảo vệ của da theo các kiểu khác, ví dụ như sử dụng Surfactant và Tape Stripping. Rối loạn rào cản dẫn đến sự khởi đầu của “Cytokine Cascade” – Phản ứng nhiễm độc của cơ thể, trong đó hệ miễn dịch phản ứng mãnh liệt thái quá (đặc biệt là tế bào bạch cầu) khi phát hiện mầm bệnh. Cytokin Cascade dẫn đến phản ứng nhiễm trùng. Điều này cho thấy khiếm khuyết trong màng bảo vệ gây ra phản ứng viêm sau khi ngừng ức chế miễn dịch bằng cách sử dụng TCS. Hơn nữa, Steroid đã được chứng minh là làm hoạt hóa protease gây ra bong tróc da KLK7, liên quan đến khiếm khuyết trong hàng rào bảo vệ da của người bị AD (viêm da dị ứng). Tóm lại, mặc dù TCS làm giảm viêm với người bị AD, nhưng cũng làm hỏng màng bảo vệ da, làm tăng nguy cơ bùng phát của chính bệnh AD.
–Ngừng trích dẫn–

Tôi tự hỏi làm thế nào giới chức quyền Nhật Bản chỉ trích việc rút Steroid là không khoa học trong khi bác sĩ Cork đã chứng minh bằng khoa học và được công nhận trên thế giới.

Chẳng nhẽ cứ phải chứng minh ở cấp độ phân tử, phải đưa ra trên các báo uy tín thì mới được coi là có bằng chứng khoa học? Vậy những gì mà các bác sĩ như chúng tôi, quan sát lâm sàng và cảnh báo về chứng nghiện steroid được coi là không khoa học và không đủ thông tin chứng minh.
Tôi nghĩ khoa học chỉ tin tưởng vào thực tế được chứng minh ở cấp độ phân tử. Những người thái độ như vậy chỉ thích nghiên cứu khoa học mà thôi.
Tôi tin rằng, khoa học tự nhiên bắt đầu với việc thực hiện chính xác (mô tả) các hiện tượng trước mặt chúng ta (các triệu chứng của bệnh nhân trong lĩnh vực y tế)

Bây giờ thì nghiện Steroid hoặc hồi phục đã được xác định trong 1 cuốn tạp chí đáng tinh cậy, hướng dẫn JDA nên sửa đổi và đưa vào nguy cơ nghiện Steroid càng sớm càng tót

Nếu không, tôi cảm thấy tiếc cho các bác sĩ da liễu khác, những người vẫn đang chăm chỉ làm việc để giúp đỡ các bệnh nhân cai nghiện Steroid, mặc dù tôi không còn tham gia nữa.

Link bài viết gốc: https://topicalsteroidaddiction.weebly.com/chapter-912288-dr-corkrsquos-epidermal-barrier-disruption-theory—2.html

Link series gốc: https://topicalsteroidaddiction.weebly.com/contents.html

Tagged under: biểu bì da, corticoid, Nhật Bản, steroid

About hangphuong

What you can read next

Để có đôi mắt sáng và khỏe đẹp
Phòng chống say nắng trong những ngày hè
Các bài thuốc chữa bệnh từ cà rốt

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP