• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Hội chứng viêm da do steroid tại Nhật Bản (6) Bác sĩ hỗ trợ cai nghiện tại Bevery Hills

by hangphuong / Thứ Năm, 07 Tháng Sáu 2018 / Published in Bệnh da và mô dưới da, Y học thưởng thức

#corticoid, #steroid, #kem_trộn, #nhatban

Nghiện Corticoid và cai nghiện trong dị ứng: Hội chứng da đỏ cháy
Bởi Mj. Rapaport và các cộng sự, xuất bản trong tạp chí “Clinics in Dermatology” tập 21, số 3, năm 2003, trang 201-214
Bác sĩ Rapaport – một giáo sư lâm sàng về da liễu của UCLA, có phòng khám tại trung tâm thương mại cao cấp ở Beverly Hills và là một bác sĩ hỗ trợ cai Steroid uy tín

–Trích đoạn–
Sau khi tất cả các nỗ lực xem xét về sự liên quan giữa chất gây dự ứng, nguyên nhân hệ thống hoặc các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm đều thất bại, tất cả các dạng Steroids đều được dừng lại. Bệnh nhân được yêu cầu ngừng toàn bộ Steroid kể cả ở dạng bôi hoặc systemic (uống, tác động toàn thân). Khoảng 5% bệnh nhân hoặc không muốn chấp nhận các hậu quả của việc nghiện và ngừng Steroid, hoặc vì sự bùng phát khi cai Steroid quá nghiêm trọng nên không theo được việc cai Steroid. Tất cả những người khác, dù rất tuyệt vọng trong các triệu chứng cai Steroid nhưng vẫn tuân thủ chế độ kiêng Steroid. Hậu quả dùng Steroid từ trước đây cả ở dạng bôi và dạng Systemic làm cho việc bùng phát trong phục hồi xảy ra các triệu chứng nghiêm trọng. Họ thực sự cần sự hỗ trợ lớn và “một ai đó nắm chặt tay họ”.
–Ngừng trích đoạn–

Thật là một phương pháp khốc liệt! Nhưng có thể hiểu được tại sao nên thế. Có rất nhiều bác sĩ kê toa Corticoid ngoài da khi bệnh nhân yêu cầu. Nhưng chỉ có vài bác sĩ khuyên họ nên ngừng sử dụng chúng. Tôi thì khác, tôi có 1 phong cách chăm sóc y tế riêng.

Bác sĩ Rapaport bắt đầu giải quyết điều trị rút TCS trong bối cảnh đặc biệt tại Beverly Hills. Ở đó có các hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ – không xa lạ gì với Nhật bản, được gọi là tái tạo bề mặt da, thông qua việc đốt cháy nông bằng Lase CO2 để tái tạo da và loại bỏ các nếp nhăn hoặc các đốm có sắc tố. Tại Mỹ, một số người trải qua điều trị bằng Laze bị viêm dai dẳng (Ban đỏ)

Bác sĩ Rapaport dự đoán rằng những người như vậy đã từng bị nghiện Steroid trước khi trải qua quá trình tái tạo bề mặt bằng laser và bùng phát của những người này chỉ là hiện tượng phục hồi do ngừng tạm thời Steroid hoặc chuyển sang dạng Steroid nhẹ hơn sau phẫu thuật

–Trích dẫn–
Hội chứng ban đỏ sau phẫu thuật (Laser): Gần đây chúng tôi đã báo cáo trên 12 bệnh nhân xuất hiện ban đỏ dai dẳng sau khi phenol peel hoặc laser resufacing điều trị da lão hóa. Ba bệnh nhân đã sử dụng Corticoid trên da trước khi thực hiện thủ thuật, để điều trị viêm da dị ứng hoặc tiết bã nhờn, và một người đã sử dụng 1 loại kem corticoid siêu mạnh trong 10 năm cho viêm da mí mắt mãn tính. Bệnh nhân này sau đó cũng đã dùng 1 loại thuốc bôi cho vùng âm đạo trong 8 năm, xuất hiện 1 cơn bùng phát nghiêm trọng ở những khu vực này khi ngừng Corticoid.
Trong những năm gần đây, Corticoid thường được kê đơn sau khi tái tạo bề mặt da để ngăn ngừa sẹo phì đại. Maloney và cộng sự đã dùng Corticoid ở tất cả bệnh nhân sau điều trị laser. Ban đỏ đã được thấy trong thời gian 1 năm ở một số bệnh nhân của họ. Review về việc sau khi laser tái tạo bề mặt, xuất hiện các ban đỏ kéo dài là biến chứng khá phổ biến của thủ thuật, và cho thấy hydroquinone tiền phẫu thuật, bôi tretinoin, laser nhiều lần là những nguyên nhân có thể gây ra việc này. Để xử lý hậu quả, các cá nhân bị dị ứng đã phải trải qua các khóa học khó khăn và kéo dài sau khi ngừng Steroid, trong khi các cá nhân không dị ứng thì thường hồi phục sau 2-3 tháng. Bệnh nhân muốn laser bề mặt cần được hỏi về việc sử dụng Steroid trước đó, vì những người đã dùng Steroid có thể bị ban đỏ dai dẳng sau thủ thuật.
–Ngừng trích dẫn–

Tôi đã gặp bác sĩ Rapaport một lần. Khi tôi quyết định chuyển sang lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ sau khi ngừng làm việc tại Bệnh viên quốc gia Nagoya, tôi gặp ông để tìm 1 số lời khuyên
Ông ấy lớn tuổi hơn tôi nhiều và là một giáo sư lâm sàng tại UCLA, và là 1 trong những bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm hàng đầu tại đó. Sau khi tôi nói về mục đích của tôi cho chuyến thăm, ông đã giới thiệu tôi với một số bác sĩ.

Một bác sĩ mà tôi gặp đã hỏi tôi làm thế nào mà tôi quen với Bác sĩ Rapaport, và tôi trả lời: “tôi đã đọc bài báo của ông về nghiện Steroid”. Rồi ông nói: “Bác sĩ Rapaport sẵn sàng chấp nhận những bệnh nhân khó khăn như vậy, chứ tôi thì chịu”. Sau câu nói đó, tôi biết rằng Bác sĩ Rapaport đã được các bác sĩ khác tôn trọng như thế nào.
Tôi cảm thấy ghen tị vì tôi không biết bác sĩ cao cấp nào của Nhật bản như bác sĩ Rapaport.

Tagged under: corticoid, kem trộn, Nhật Bản

About hangphuong

What you can read next

Kiểm soát mỡ máu, chặn biến chứng tim mạch
Kinh nghiệm cai nghiện Steroid của Carla Atherton
Cây tre – Vị thuốc quý bên cạnh chúng ta

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP