
( Demovate chứa clobetasol propionate 0.05% là 1 dạng Steroid bôi da mạnh)
Điều tra hình thái học về hiện tượng phục hồi sau khi Corticosteroid gây teo ở da người
Tác giả P Zheng, R M Lavker, P Lehmann và A M Kligman xuất bản trong J Invest Dermatol 82: 345-352 (1984)
Bài báo này được biên soạn bởi nhóm tại đại học Pennsylvania gồm Bác sĩ Zheng và Bác sĩ Kligman.
Clobetasol propionate (thuốc mỡ dermovative được biết đến là một loại thuốc Corticosteroid ngoài da mạnh nhất Nhật Bản) được bôi trên cẳng tay của 4 tình nguyên viên khỏe mạnh 2 lần 1 ngày trong 6 tuần, sau đó ngưng thuốc. Trong 2 tuần tiếp theo, tương ứng với thời kỳ phục hồi, sự phục hồi của da được theo dõi mô bệnh học lấy mẫu da.
Dự đoán trước là sẽ không có phản ứng viêm trong giai đoạn hồi phục, vì không có sự xâm nhập của tế bào viêm.
Tuy nhiên, sự teo da là hoàn toàn rõ ràng. Nghiên cứu này xác nhận lý thuyết được đề xuất sau đó bởi bác sĩ Cork: Bôi steroid thời gian dài làm Protease hoạt động mạnh và phá hủy biểu bì, dẫn đến phản ứng viêm da dị ứng nghiêm trọng (bùng phát)
Mặc dù nó có vẻ chỉ là 1 báo cáo trường hợp cho các bác sĩ không làm trong lĩnh vực da liễu, những người có ít cơ hội để xem bệnh lý da, nhưng nó gây shock cho các bác sĩ da liễu khi thấy thay đổi bệnh lý trong làn da khỏe mạnh được điều trị bằng Dermovate trong 6 tuần.
1A: Kiểm soát (trước khi bôi steroid). Biểu bì bình thường (E – Epidermis) thể hiện lớp đáy (B – Basal), lớp gai (S – Spinous), lớp hạt (G – Granular) và lớp sừng (H – Horny). Lớp sừng khỏe mạnh tạo thành hình dạng dệt vải điển hình. Thanh đo (đường thẳng màu đen) = 0.25mm
1B: Ngày 0 sau 6 tuần bôi Steroid. Lớp biểu bì (VE) có khả năng chịu đựng được nhưng đã cực kỳ mỏng dẹt, phẳng với các tế bào có nhân kết đặc lại. Lớp hạt biến mất, lớp sừng mất đi dạng dệt vải.
1C: Ngày 2. Lớp biểu bì chịu được đã tăng độ dày, với các tế bào to hơn nhưng với kích thước không đồng đều và bất thường. Lớp sừng có nhân lớn hơn. Các tế bào hắc sắc tố (M – Melanocyte) có hạt nhân kết đặc lại, và tế bào chất trong suốt.
1D: Ngày 4: Lớp biểu bì lúc này bị dày lên và có các tế bào lớn bất thường, cho thấy sự phân cực rõ ràng (khác hẳn giữa lớp đáy và lớp sừng). Các tế bào đáy lớn hơn và có hình khối. Các tế bào hắc sắc tố Melanocytes ít dễ thấy hơn. Phân bào (D) hoạt động. Các lớp hạt (G) nổi bật. Lớp sừng cho thấy á sừng (sự tồn tại của hạt nhân của Keratinocytes). Độ hở giữa các tế bào vẫn rộng (mũi tên)
1E: Ngày 7: Biểu bì tăng cực dại với các tế bào lớn chứa các hạt nhân chưa được xác định rõ. Lớp sừng vẫn cho thấy hiện tượng á sừng, đã bắt đầu hiển thị hình dạng giỏ dệt điển hình.
1F: Ngày 14: Lpwps biểu bì và lớp hạt sau tác động dày hơn 1A (Giai đoạn kiểm soát), nhưng lớp sừng gần như đã phục hồi lại trạng thái bình thường.
Hình ảnh qua kính điện tử của biểu bì trong ngày 2
Khoảng cách giữa các tế bào đáy (B – Basal) và ngay trên các tế bào đáy (Suprabasal) rộng ra. Lớp sừng (H – Horny) rất mỏng. Lớp hạt (G – Granular) là 1 ô dày (chỉ có 3 lớp tế bào bao gồm lớp đáy)
Hình ảnh phóng to bên góc dưới bên trái chỉ ra tỉ trọng lớn của Ribosom (R) và sự vắng mặt của các sợi Keratin. Hạt nhân (N) có có chromatin đẹp mắt. Khoảng cách giữa các tế bào rộng hơn. D là desmosomes.
Những hình ảnh trên cho thấy trình tự phục hồi của lớp hạ bì. Glycosaminoglycans (chất được dùng trong quá trình hình thành và sửa chữa sụn và các mô khác trong cơ thể) (mucopolysaccharide – những chuỗi dài phân tử đường, được tìm thấy trong khắp cơ thể, thường trong dịch nhầy và trong dịch quang khớp) được nhuộm màu xanh với phương pháp Hale’s colloidal Iron Stain (một phương pháp nhuộm màu tế bào để quan sát các thành phần bên trong). Glycosaminoglycans tăng theo thời gian (A: Ngày 0; B: Ngày 2; C: Ngày 4; D: Ngày 7; E: Ngày 14)
Corticosteroid được đưa vào nguyên bào sợi (các tế bào tạo ra collagen) ở lớp hạ bì, và việc bôi Steroid ngoài da làm giảm mucopolysaccharide (ví dụ Hyaluronan), được sản xuất bởi nguyên bào sợi. Hình A đến E mô tả tiến trình hồi phục Mucopolysaccharide. Steroid dạng bôi dẫn đến teo lớp hạ bì cũng như biểu bì
Hình 8A là hình ảnh của giai đoạn Kiểm soát (trước khi bôi steroid). 8B (Ngày 7) cho thấy sự nổi bật của mạch máu (mũi tên), được coi là sự thay đổi tương ứng với epidermal hyperplasia (tăng sản biểu bì, là quá trình tăng nhanh của tế bào) trong quá trình phục hồi. Đây là sự thay đổi giải thích cho sự giãn nở mao mạch, một tác dụng phụ của bôi Steroid.
Được thực hiện trên những người tình nguyện khỏe mạnh, phản ứng viêm không xuất hiện, và teo da hồi phục sớm. Da dị ứng sẽ biểu hiện tình trạng viêm mạnh khi phản ứng với các chất gây kích ứng, dị ứng.
Bác sĩ Zheng – thuộc đại học y khoa đầu tiên tại Thượng Hải khi bài báo này được xuất bản năm 1984. Có vẻ như ông học tiếp đại học Pensylvania sau đó. Tôi thấy rằng ông hiện đang điều hành phòng khám của riêng mình ở Philadelphia chuyên về nội khoa và phẫu thuật, không phải da liễu. Tôi tự hỏi có phải ông cũng đã đổi chuyên khoa như tôi…
Trong thực tế, nhìn thấy các tác dụng phụ mạnh do bôi steroid làm tôi mất tự tin để tiếp tục làm việc như một bác sĩ da liễu. Không thể ngăn chặn sự bùng phát bệnh chàm mãn tính, bị ức chế bằng cách bôi steroid trong 1 thời gian dài mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tôi không nói viêm da dị ứng (AD) là một bệnh nan y. Không hiếm các trường hợp khỏi 1 cách tự nhiên. Theo kinh nghiệm của tôi, giữ có các kích thích tố từ môi trường ở mức tối thiểu sẽ dẫn đến sự tự chữa lành tự nhiên. Tuy nhiên, đây không phải là kết quả của thuốc của bác sĩ da liễu. Ấn tượng của tôi là không có nhiều bác sĩ chữa được bệnh này. Tuy nhiên các thuốc thay thế như chất ức chế Calcineurin (là chất điều hòa miễn dịch tại chỗ, có tác dụng chống viêm hàng thứ 2 sau corticoid) đang được phát triển
Có thể có những lý do khác cho bác sĩ Zheng mở phòng khám không phải là da liễu. Nhưng tôi chắc chắn ông ấy cũng cảm thấy khủng khiếp khi thấy rằng bôi steroid có hảnh hưởng lớn đến da ở mức độ tế bào, điều này không thể được xác định chỉ bằng mắt thường.