
#Nhatban #kienthuc #mangduoclieu #corticoid
Những quan điểm mới về rối loạn chức năng biểu bì trong viêm da dị ứng: Tương tác giữa môi trường
Bởi MJ Cork et al. được xuất bản trong cuốn J Allergy Clin Immunol Volume 118, Số 1, Trang 3-21 (tháng 7 năm 2006)
Kể từ khi bác sĩ Kligman tiết lộ hiện tượng nghiện Steroid hay còn gọi là Bùng Phát Lan Rộng, hiện tượng này được nhiều bác sĩ lâm sàng và các nhà nghiên cứu quan tâm
Lý thuyết thuyết phục nhất giải thích cho hiện tượng này do Bác Sĩ Cork đưa ra năm 2006 trong bài báo nêu trên. Tôi sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về cấu trúc da để bạn đọc hiểu lý thuyết của ông ấy. Hãy nhìn vào hình ảnh của bài viết.
Biểu bì bao gồm 4 lớp sau: (từ sâu trong da ra ngoài):
– Tầng đáy (Basale), tầng tế bào gai (Spinosum), Tầng tế bào hạt (Granulosum), và tầng sừng (Corneum).
Các tế bào tầng sâu dần chuyển thành các tế bào tầng bên ngoài.
Các tế bào này được liên kết với nhau bởi Desmosome (phức hợp liên kết phụ thuộc Canxi chính ở thượng bì: từ bó sợi keratin kích thước trung bì xuất phát từ trong tế bào và liên kết với phần xuyên màng và gắn với tế bào sừng kề bên) và Corneodesmosome (Liên kết các tế bào sừng với nhau) tạo ra lá chắn bảo vệ cơ thể với môi trường bên ngoài.
Trong hình: Các tế bào sừng (Corneocyte) được liên kết với nhau bởi Corneodesmosome.
Chúng tạo ra lớp sừng bên ngoài da, bảo vệ da khỏi các chất gây dị ứng, kích ứng. Tính toàn vẹn của cấu trúc lớp sừng được duy trì bởi các enzyme tên là Protease và protease inhibitor (ức chế protease), cân bằng ổn định với nhau.
Protease phá đi Corneodessmosomes để các lớp tế bào sừng (keratin) tự bong đi, còn Protease Inhibitor thì ngăn chặn việc bong đi này. Khi nào sự cân bằng giữa 2 chất này được kiểm soát, lớp sừng giữ được độ dày thích hợp để bảo vệ cơ thể sống khỏi các chất gây dị ứng, kích ứng.
Trong các loại Protease, SCCE có vai trò chính. SCCE là 1 protease nội sinh được biểu bì tiết ra. Bác sĩ Cork cho rằng việc dùng Steroid ngoài da trong thời gian dài làm tăng protease, dẫn đến sự phá hủy hàng rào biểu bì
Ở giai đoạn nặng của viêm da dị ứng (AD), hoạt động quá mạnh của protease có nguồn gốc từ tế bào viêm, hoặc protease do tụ cầu vàng (một loại sinh vật ký sinh trên da) sản sinh (Trong khi Protease Inhibitor thì không tăng). Kết quả là, tính trọn vẹn của hàng rào bảo vệ bị suy giảm, làm cho các chất gây dị ứng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da.
Corticoid có hiệu quả ngăn chặn tình trạng viêm da nghiêm trọng, nhưng dùng nó dài hạn làm hàng rào da bị suy yếu và dễ bị xâm nhập, gây dị ứng, làm tăng nặng AD (Viêm da dị ứng)
Đây là 1 vòng luẩn quẩn: Bùng phát được kiểm soát bởi Corticoid, nhưng sau khi dùng xong, 1 thời gian sau sẽ tạo ra sự bùng phát nặng hơn. Đây được gọi là hội chứng Nghiện Steroid.
–Trích đoạn–
Steroid bôi trên da là một phương pháp điều trị ngắn hạn với các đợt bùng phát mạnh AD. Tuy nhiên, nếu sử dụng Corticoid trong thời gian dài, và đặc biệt trên các vùng da nhạy cảm, chúng có thể gây teo da và làm hỏng lớp sừng. Nó làm tăng cường sự xâm nhập của các chất kích ứng và dị ứng. Hiện tượng bùng phát dị ứng sau khi cai nghiện steroid chính là hiện tượng này.
–Hết trích dẫn–