• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Curcumin để làm đẹp, đặc biệt cho da nhiễm corticoid (2)

by hangphuong / Chủ Nhật, 24 Tháng Sáu 2018 / Published in Kinh nghiệm dân gian, Làm đẹp

Một trong số các nguyên nhân khiến chúng ta ngại ngần trong sử dụng thảo dược, là không phân biệt được các chất. Các bạn lo sợ nghệ gây ra màu sắc vàng vọt, khó tẩy rửa… Sự thật là thế này:

Nghệ tươi hoặc bột nghệ khô (dùng nghệ tươi rửa sạch cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, xay trong cối, sau đó sàng lấy hạt nhỏ) đều gây vàng da, màu sắc bám vào da khá lâu.

Tinh bột nghệ KHÔNG GÂY VÀNG DA. Màu sắc của tinh bột nghệ của vùng Nghệ An chẳng hạn, vàng lợt, tới mức nhiều gia đình phải pha thêm màu tinh nghệ của các tỉnh khác, vì màu nhạt tới mức độ khách hàng nghĩ rằng họ đã trộn các loại bột khác vào. Nhưng sự thực màu của tinh nghệ là màu vàng lợt, có loại nghệ cho tinh nghệ màu vàng tươi, nhạt màu hơn màu bột nghệ rất nhiều. Và ở Việt Nam, cũng không phải loại đất nào cũng cho ra tinh nghệ tốt dù vùng trồng nghệ nhiều nơi trồng được.

Tiếp theo, tỷ lệ curcumin trong tinh bột nghệ cũng không ổn định. Các bạn lưu ý, cách làm tinh bột nghệ giống hệt nhau là hòa bột nghệ vào nước, để lắng, chiết, sấy khô. Thế nhưng với công nghệ hiện đại, nhiều người sản xuất tuyên bố có loại tinh bột nghệ có tỷ lệ curcumin cao hơn, nhưng đó cũng là tuyên bố của nhà sản xuất và không có biện pháp kiểm chứng. Giá thông thường của tinh nghệ là 900-1200K, còn loại tuyên bố hàm lượng curcumin cao giá có thể gấp đôi.

Nano curcumin, các bạn thấy khá nổi trong những năm gần đây. Vì sao lại phải bào chế dạng Nano, vì nghệ tốt thật đấy, nhưng khó hấp thụ. Biết rõ ràng nghệ phòng ngừa và điều trị ung thư, nhưng để có liều lượng cần thiết phải ăn cả tấn nghệ! Điều này rút ngắn bằng curcumin dạng nano, là dạng mà chỉ cần một lượng nhỏ ruột cũng hấp thụ được.

Có cảnh báo cho rằng dùng quá liều Curcumin có thể gây đau bụng nhẹ. Mình nghi ngờ điều này vì chính mình cũng chưa bao giờ ăn nghệ nhiều tới mức quá liều. Có thể sử dụng quá liều curcumin cũng khó. Các bạn tưởng tượng thế này, 30-50kg nghệ mới sản xuất ra dược 1kg curcumin. Còn phải cả tấn nghệ mới sản xuất ra được 20kg nano curcumin. Để ăn đến 10g curcumin bạn phải ăn 3-5 lạng nghệ, tương đương ăn nghệ thay cơm

Ở Ấn Độ nghệ là một trong số những loại gia vị phải có, và được phụ nữ sau sinh ưa chuộng. Họ ăn nghệ, ớt, húng… cả ngày, và họ không bị quá liều. Tập quán ăn uống của Việt Nam đơn giản hơn về gia vị so với người Ấn, có chừng dăm món có nghệ như cá kho, chả cá, ếch, ốc…toàn là các món âm hàn, dùng nghệ để dương hóa món ăn cho món ăn cân bằng hơn thì khả năng dùng nghệ quá liều rất hiếm.

2. Các chất phối hợp với tinh bột nghệ

Nhiều bạn sợ rằng uống curcumin sẽ bị nóng, nhất là nếu uống cùng với mật ong. Điều này là sai, vì curcumin không nóng, cái gây nóng chính là bột nghệ và nghệ tươi, đồng thời, tính nóng của nghệ được dân gian sử dụng để làm gia vị trong các món lạnh tôm cua ốc ếch giúp cân bằng đồ ăn.

Các viên uống tròn tròn vàng nâu nghệ mật ong được bày bán nhiều, thường để dưỡng da thêm đẹp, nhưng sâu xa hơn, tác dụng của các viên uống này là giúp cho phụ nữ thay đổi nội tiết, thanh lọc máu. Sau một thời gian sử dụng thì da mặt hồng hào. Đương nhiên tác dụng kinh điển của nghệ vẫn là bảo vệ hệ tiêu hóa.

Vấn đề lớn nhất của việc uống nghệ tươi hoặc bột nghệ là mùi nghệ thường ngai ngái khó chịu. Để uống hết bát curcumin trong ảnh mình phải nín thở 2 hơi. Vậy thì đổ thêm chút xíu mật ong sẽ dễ uống hơn. Một cách khác, pha bột nghệ với bột hoa hồng vốn có hương ngọt hơi chua, vị hơi đắng, hoặc đậu nành, bột sắn. Như vậy sẽ được thêm Genistein và isofavones để tăng hiệu quả phòng chống ung thư. Đồng thời tính mát của các loại thảo dược kia sẽ giúp nghệ cân bằng.

Mình từng gặp 1 chị ở Bắc Kạn, nhà bán Curcumin, và chị ấy cho mình xem ảnh mặt bị nám cách đây 2 năm. Hiện tại mặt chị ấy vùng nám mờ đến mức gần như không còn. Thật là một kết quả ấn tượng (tất nhiên, chị ấy phải uống curcumin liên tục trong 2 năm thì mới đạt được kết quả đáng kể như vậy). Nếu như curcumin gây nóng thì hẳn mặt chị này phải mọc mụn chi chít.

Hạt tiêu đen tăng hoạt tính cho curcumin và nghệ. Nếu bạn không uống curcumin dạng nano mà uống bột nghệ dạng thường thì nên kết hợp cùng hạt tiêu đen, vì lượng hấp thụ các chất của cơ thể với bột nghệ thông thường là rất ít. Chính vì vậy mình khuyên các bạn thay vì uống bột nghệ, hãy uống curcumin ở dạng nano.

Dầu cá, đặc biệt là DHA kết hợp với curcumin phòng chống ung thư vú.

Chất Garcinol trong quả cây Kukum, còn gọi là cây hồng quân (ấn độ) kết hợp với Curcumin phòng chống ung thư.

Phụ nữ có thai không nên dùng nghệ gây sảy thai. Do nghệ kích thích tuần hoàn máu, gây co bóp tử cung. Nhưng chính vì thế sau khi sinh ăn  nghệ lại đúng, và đó là lý do chúng ta có bữa ăn sản phụ tiêu biểu là canh rau ngót và thịt kho nghệ cho chóng sạch người. Ăn nghệ sau sinh giúp sữa ra nhiều, da dẻ hồng hào và tươi nhuận. Đặc biệt rượu gừng nghệ có thể giúp người đang ốm, ốm dậy sau sinh, sau mổ hồi phục nhanh chóng.

Vì nghệ có tác dụng hoạt huyết như vậy nên có thể điều hòa kinh nguyệt cho những ai bị bế kinh. Điều này hẳn là tin vui với các bạn nữ ở mọi độ tuổi.

Lưu ý: Khi muốn coppy bài viết các bạn nên thông báo trước với mangduoclieu bằng cách xin phép ngay dưới post này hoặc inbox cho chúng tôi.

Tagged under: curcumin, mật ong, nghệ, trắng da

About hangphuong

What you can read next

Những công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc
Công dụng tuyệt vời của mía – Chữa bệnh viêm dạ dày mạn tính
Súp lơ tăng khả năng miễn dịch

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP