• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sự kiện
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Xem thêm +20 Tháng Mười Một 2022 By quynh in Sự kiện

Xây dựng nền tảng tài chính từ con số 0

Xem thêm +20 Tháng Mười Một 2022 By quynh in Sự kiện

Lễ ra mắt Bản đồ dược liệu Việt Nam

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây cải cúc

by hangphuong / Thứ Năm, 25 Tháng Năm 2017 / Xuất bản trong chuyên mục Bệnh hệ hô hấp, Bệnh hệ thần kinh, Bệnh hệ tiêu hóa, Kinh nghiệm dân gian, Làm đẹp, Luyện tập & thư giãn

Theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát có tác dụng chữa ho, đau đầu, giải cảm…

Là cây thảo có lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Cải cúc được nhân dân trồng và sử dụng quen thuộc để làm rau ăn. Ngoài được sử dụng như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, cải cúc còn là vị thuốc giúp tiêu hóa, trừ đờm, tán phong chữa bệnh do giá lạnh. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, dùng tươi hoặc đã làm khô trong mát (không phơi nắng vì làm mất tinh dầu thơm). Theo nghiên cứu hiện đại, trong rau cải cúc chứa 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và có nhiều vitamin B, C.
Còn theo Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát có tác dụng chữa ho, đau đầu, giải cảm…

Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, sốt): Rau cải cúc tươi 150g, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.

Chữa ho dai dẳng: Rau cải cúc tươi 100-150g, phổi lợn 200g. Nấu canh đủ 1 bát to để ăn với cơm, ăn khi canh còn nóng, ngày ăn một lần, mỗi liệu trình ăn liền 3 – 4 ngày. (Cách nấu canh: Phổi lợn thái nhỏ, ướp với gừng và gia vị vừa đủ đem xào chín, cho nước vào đun sôi mới cho rau cải cúc, khi rau chín nhấc ra ngay).

Trị chứng đau đầu khi trời lạnh: Cải cúc khô 10-15g, đem sắc với 3 bát nước còn một bát. Ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối, uống sau bữa ăn. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày. Hoặc dùng một nắm lá cải cúc tươi hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc mỗi khi thấy đau đầu.

Tagged under: đau đầu, giải cảm, giảm cân, giảm ho, tiêu hóa, trừ đờm

About hangphuong

Các bài viết liên quan

Trị chứng đầy bụng bằng lá xương sông
Tác dụng của Nhân sâm
Ảnh hưởng của ớt tới sức khỏe

BÀI VIẾT MỚI

  • Xây dựng nền tảng tài chính từ con số 0

  • Lễ ra mắt Bản đồ dược liệu Việt Nam

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

  • Curcumin để làm đẹp, đặc biệt cho da nhiễm corticoid (2)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Sự kiện
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchde Germanit Italianpt Portugueseru Russianes Spanishvi Vietnamese