1. Rau ngoai
Nếu phát hiện bệnh mới có thì dùng rau ngoai hai phần và cương tằm (tằm chết gió) một phần. Rau ngoai sao với thóc rồi bỏ thóc đi, cương tầm ngắt bỏ hết chân sao đều, hai thứ đem tán chung thành bột. Lấy quả mơ rửa sạch bằng nước sôi bỏ hạt, giã nát nhuyễn rồi trộn đều với bột trên, viên lại những viên bằng hạt đậu xanh, uống cùng với nước cơm, mỗi ngày 10-12 viên chia làm 2 lần, uống đều đặn thì độc sẽ theo phân ra ngoài, chỉ sau thời gian ngắn là khỏi.
2. Rau dệu
Nếu mới mắc chứng tràng nhạc thì lấy một nắm rau dệu rửa sạch, giã nát rồi chia làm hai phần. Một phần vắt lấy nước cốt uông, một phần đặt lên lá chuối, rắc một ít bột phác tiêu (mua ở hàng thuốc Bắc) rồi rịt vào chỗ đau, ngày thay thuốc một lần. Rất công hiệu.
3. Rau sam
Khi mắc chứng tràng nhạc lại bị vỡ lở loét, nước chảy dầm dề lâu ngày không liền miệng dùng một lượng lớn rau sam phơi khô nơi thoáng mát, đem đốt rồi tán thành bột trộn với mỡ lợn dùng bôi vào chỗ đau. Trước khi bôi thuốc phải rửa sạch chỗ lở loét bằng nước vo gạo.
4. Hạt rau cải
Khi bị chứng tràng nhạc thì dùng một vốc hạt rau caỉ tán nhỏ, trộn đều với giấm rồi đắp vào chỗ nổi hạch. Khi thấy tiêu hết thì ngưng, tránh làm hại da thịt.
5. Cây kinh giới
Nếu chứng tràng nhạc bị vỡ lở loét rồi lây lan xuống 2 bên vao và ngực như con rắn lượn thì lấy rễ cây kinh giới sắc thật đặc dùng để rửa vết thương khi nước còn nong. Khi thấy chỗ lở loét có sắc tím đen thì lấy kim đã khử trùng (đốt nóng) khêu, nặn cho ra hết máu độc, rồi rửa lại khoảng 3-4 lần bằng nước sắc rễ cây kinh giới. Sau đó lấy long não và hùng hoàng (lượng bằng nhau) tán nhỏ mịn, trộn đều với dầu mè (vừng) đắp vào chỗ đau thì thấy nước chảy ra. Cứ làm như thế cho đến khi khỏi hẳn.