• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin mới

Mạng dược liệu

  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z

Việt Nam một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới. Nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

Khai thác dược liệu từ thảo dược là một ngành kinh tế xanh bền vững cho đất nước: vừa cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, lại vừa giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

Chữa suy nhược cơ thể từ nấm linh chi

by hangphuong / Thứ Sáu, 19 Tháng Năm 2017 / Published in Bệnh hệ thần kinh, Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh, Tri thức dược liệu

1. Chè linh chi bồi bổ cơ thể

Vật liệu: linh chi 10g, nếp 50g, lúa mì 60g, đường trắng 30g.

Cách làm – cách dùng: linh chi rửa sạch, thái lát, bọc trong vải mùng. Nếp, lúa mì vo sạch. Tất cả cho vào nồi đất, đổ 3 chén nước, ninh với lửa nhỏ, sau đó bỏ ra bọc thuốc, nêm đường thì dùng. Ngày 1 lần, dùng sau bữa cơm chiều.

Công hiệu: dưỡng tâm, ích thận, bổ hư, hỗ trợ điều trị chứng tâm thần bất an, mất ngủ, mất sức, ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ớn lạnh…

2. Rượu linh chi – hoài sơn tư âm, sinh tân

Vật liệu: linh chi, hoài sơn, ngô thù du, ngũ vị tử với mỗi thứ 15g, rượu trắng 1,5 lít.

Cách làm – cách dùng: tất cả vật liệu thái nhuyễn, bọc trong túi vải, đặt trong keo, đổ vào rượu trắng, đậy kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 1 lần, ngâm 1 tháng thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: tư âm sinh tân. Thích hợp dùng điều trị các chứng phế thận âm hư, ho do hư lao, miệng khô ít dịch, ra mồ hôi trộm, di tinh…

3. Rượu linh chi chữa suy nhược thần kinh, nâng sức chống lạnh

Vật liệu: linh chi 30g, rượu trắng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát, bỏ trong keo, đổ rượu trắng, đậy kín, ngâm 1 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 20ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: dưỡng huyết an thần, ích tinh dưỡng nhan, nâng khả năng chống lạnh, kháng bệnh… Dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, mộng nhiều, ngủ không sâu, tinh thần không phấn chấn, rối loạn tiêu hóa, ho suyễn hay viêm phế quản mạn ở người cao tuổi…

4. Rượu linh chi – hoài sơn ích can thận – bổ tâm tỳ

Vật liệu: linh chi, hoài sơn, ngũ vị tử, sơn thù với mỗi thứ 25g, rượu gạo 1 lít.

Cách làm – cách dùng: các vật liệu thái nhuyễn, ngâm trong rượu, đậy kín, để nơi thoáng mát, mỗi ngày lắc 1 lần, sau 1 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 10 – 15ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: ích can thận, bổ tâm tỳ. Thích hợp dùng chữa các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, tỳ-can-thận hư, di tinh, tiểu nhiều, huyết trắng ra nhiều…

5. Rượu linh chi – đan sâm tư bổ cường thân

Vật liệu: linh chi 30g, đan sâm 5g, tam thất 5g, rượu trắng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: các vật liệu thái lát, bỏ trong keo, đổ vào rượu trắng, đậy kín, để nơi thoáng mát. Mỗi ngày lắc vài lần, sau 2 tuần thì dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần 20 – 30ml. Uống lâu dài.

Công hiệu: hoạt huyết hóa ứ, bổ ích tinh thần, trị hư nhược. Thích hợp dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, ứ huyết, choáng váng do thiếu oxy não, mất sức, bệnh mạch vành…

6. Linh chi – thục địa ẩm chữa hồi hộp mất ngủ

Vật liệu: linh chi 10g, thục địa 25g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và thục địa rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước thứ nhất, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: chữa huyết hư, mất ngủ, hồi hộp…

7. Linh chi – thủ ô ẩm tư bổ cường thân

Vật liệu: linh chi 10g, hà thủ ô (chế) 20g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và hà thủ ô rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước thứ nhất, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bổ khí, tư âm, sinh tân. Dùng chữa chứng suy nhược cơ thể, mất sức, lưng gối mỏi đau, sắc mặt không sáng…

8. Linh chi – bạch thược ẩm chữa suy nhược thần kinh

Vật liệu: linh chi 10g, bạch thược 10g, đường trắng vừa đủ.

Cách làm – cách dùng: linh chi và bạch thược rửa sạch, cho vào nồi đất thêm nước để sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, khi uống có thể thêm đường trắng vừa đủ. Nên uống liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bình can, dưỡng huyết, an thần. Chữa chứng suy nhược thần kinh, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm…

9. Linh chi – long nhãn bổ hư cường thân

Vật liệu: linh chi (tím) 15g, long nhãn 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát, cùng long nhãn cho vào nồi đất, thêm nước sắc, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai. Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, dùng liên tục trong 2 tuần.

Công hiệu: dùng chữa các chứng mất ngủ, ớn lạnh, ăn kém… do tâm tỳ hư nhược gây ra.

10. Linh chi ẩm

Vật liệu: linh chi 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi thái lát mỏng hay thái nhuyễn, sau khi dùng lửa nhỏ nấu duy trì 1 giờ kể từ lúc sôi, đổ ra nước đầu, lại thêm nước để sắc nước thứ hai (cũng có thể dùng nhiều lần nước sôi hãm để uống). Hai nước hòa lại, chia uống 2 lần vào sáng và chiều cho hết, dùng lâu dài.

Công hiệu: cải thiện tuần hoàn máu, nâng cao chức năng sinh lý cơ thể… Dùng chữa các chứng như mất ngủ, hay quên, họ khạc nhiều đàm, hồi hộp, tức ngực thở ngắn, cảm mạo nhiều lần, bệnh đái tháo đường, hen suyễn, bệnh mạch vành, khối u…

11. Canh linh chi bổ não

Vật liệu: linh chi 20g, lòng đỏ trứng gà 2 quả, tủy heo 25g, óc heo 1 bộ, bột ngọt 1g, muối 3g, rượu đế 15ml, hành 2 cọng, gừng lát 10g, nước dùng 0,5 lít.

Cách làm – cách dùng: linh chi rửa sạch thái lát mỏng, cho vào nồi, đổ nước, dùng lửa nhỏ sắc hai lần, lấy hai nước khoảng 200ml. Lòng đỏ trứng khuấy tan, óc heo cắt khoảng 10 lát cùng tủy heo cho vào chén, đổ rượu đế, nêm bột ngọt trộn đều, đổ dầu vào chảo, đổ óc heo, tủy heo và lòng đỏ trứng vào chiên, thêm nước sắc Linh chi, đồng thời kèm vật liệu nêm nếm như muối, gừng lát, hành, dùng lửa mạnh nấu sôi, duy trì sôi 5 phút thì hoàn tất. Món canh chia 2 lần dùng hết trong ngày. Dùng liên tục trên 1 tháng.

Công hiệu: bổ can thận, ích huyết kiện não, có tác dụng tăng trí lực đối với trẻ em, trì hoãn suy giảm trí lực đối với người lớn tuổi, cũng có thể chữa các chứng như suy nhược thần kinh, hồi hộp váng đầu, vai lưng ê đau…

12. Canh linh chi – gừng tươi dưỡng tâm an thần

Vật liệu: linh chi 15g, hoàng kỳ 15g, thịt nạc heo 200g, rượu đế, muối, hành, gừng, bột tiêu với mỗi thứ vừa đủ.

Cách làm – cách dùng: linh chi, gừng tươi ngâm thấm rửa sạch, thái lát mỏng, gừng hành đập dập; thịt nạc rửa sạch trụng qua nước sôi, vớt ra rửa sạch, thái lát vuông. Hoàng kỳ, thịt heo, hành gừng, rượu đế cùng cho vào trong nồi, đổ nước vừa đủ, nấu sôi bằng lửa mạnh, vớt váng, chuyển lửa nhỏ ninh đến khi thịt nhừ, nếm muối, bột tiêu thì hoàn tất. Ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Công hiệu: bổ khí dưỡng huyết, bổ ích phế thận, dưỡng tâm an thần. Dùng chữa các chứng ớn lạnh, mất sức, hấp thu kém…

13. Linh chi cường thân phiến

Vật liệu: linh chi 10g, nhân sâm 10g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và nhân sâm cùng thái lát, thêm nước sắc với lửa nhỏ, sau khi vớt bỏ linh chi, uống nước và ăn nhân sâm. Ngày 1 lần, dùng liền 1 tháng.

Công hiệu: bổ ích cường tráng, dùng chữa suy nhược thần kinh và các bệnh mạn tính dương hư khác mà gây ra váng đầu ù tai, hồi hộp mất ngủ, chán ăn, thiếu máu, vàng bủn, thở ngắn, mất sức… Nhất là thích hợp ứng dụng sau cơn bệnh nặng hoặc sau phẫu thuật.

14. Trà linh chi bổ khí dưỡng nhan

Vật liệu: linh chi thái lát mỏng hay tán thành bột.

Cách làm – cách dùng: dùng nước sôi để hãm nửa giờ, mỗi liều có thể hãm vài lần, cho đến khi màu nước lợt thì thôi. Uống lâu dài.

Công hiệu: bổ trung ích khí, dưỡng nhan thính tai, sống lâu… Thích hợp dùng chữa các chứng thận hư khí suy, thính giác kém và sắc mặt không sáng, mặt sạm màu, cao mỡ máu, cao huyết áp…

15. Bột linh chi chữa suy nhược thần kinh

Vật liệu: linh chi sấy khô, tán bột mịn.

Cách làm – cách dùng: dùng uống với mật ong, ngày 2 lần, lần 3 – 5g. Uống lâu dài.

Công hiệu: dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, mất ngủ, thở ngắn hồi hộp, mệt mỏi mất sức, cao mỡ máu, cao huyết áp. Uống lâu dài, tăng sức đề kháng thấy rõ.

16. Linh chi – bạc hà ẩm chữa hay quên, mất ngủ

Vật liệu: linh chi 5g, bạc hà 5g, cốc nha 5g, đường trắng 25g, nước 250ml.

Cách làm – cách dùng: linh chi và bạc hà thái nhuyễn, cốc nha sao thơm. Linh chi và cốc nha cùng cho vào nồi đất, thêm nước và đường trắng nấu cô đến sệt, vớt bỏ bã linh chi, rồi thêm bạc hà, nấu tiếp 5 phút thì hoàn tất. Ngày 1 thang, chia 2 lần uống hết. Uống lâu dài.

Công hiệu: tác dụng bổ não ích trí, thích hợp dùng chữa các chứng hay quên, mất ngủ, phiền táo mùa hè, thở ngắn, yếu sức…

17. Canh linh chi – hoàng kỳ an thần

Vật liệu: linh chi 10g, hoàng kỳ 15g, thịt nạc heo 100g.

Cách làm – cách dùng: linh chi và hoàng kỳ thái lát mỏng, thịt nạc heo thái lát

vuông, cho vào nồi thêm nước, ninh cho đến khi thịt nhừ, khi ăn nếm ít muối. Ngày 1 thang. Dùng canh, ăn thịt. Dùng liền nửa tháng.

Công hiệu: an thần, nâng sức đề kháng, chống cảm. Dùng chữa các chứng suy nhược thần kinh, giảm tiểu cầu, giảm huyết sắc tố…

18. Linh chi – Hoa Kỳ sâm – tam thất tán

Vật liệu: linh chi 90g, Hoa Kỳ sâm 30g, tam thất 30g, đan sâm 50g.

Cách làm – cách dùng: tất cả dược liệu rửa sạch, sấy khô, tán mịn, chứa trong keo. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 3g, uống với nước ấm.

Công hiệu: linh chi và Hoa kỳ sâm dưỡng tâm ích khí huyết, giảm cholesterol; tam thất và đan sâm hòa huyết thông lạc, giảm đau. Bốn vị thuốc dùng chung, có tác dụng ích khí dưỡng âm, thông lạc giảm đau… dùng chữa các chứng khí ấm hư kèm ứ huyết gây ra hồi hộp, tức ngực, thở ngắn, miệng khô…, cũng dùng chữa bệnh mạch vành và chứng huyết ứ.

Tagged under: an thần, bạc hà, bạch thược, bệnh mạch vành, bình can, bổ khí, bổ tâm tỳ, cốc nha, di tinh, dưỡng huyết, đan sâm, đường trắng, hay quên, hoàng kỳ, ích can thận, kỳ sâm, linh chi, lòng đỏ trứng gà, long nhãn, mất ngủ, nấm linh chi, nhân sâm, sinh tân, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, tam thất, thiếu oxi não, thục địa, tiểu nhiều, tư âm

About hangphuong

What you can read next

Nước ngọt có ga ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Trà gừng có tác dụng gì?
Linh chi đầu rắn

BÀI VIẾT MỚI

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

  • Curcumin để làm đẹp, đặc biệt cho da nhiễm corticoid (2)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trị mụn và chữa da dính kem trộn (1)

  • Hội chứng viêm da do Steroid tại Nhật Bản (10) 6 tuần dùng Demovate lên da khỏe mạnh

Mạng dược liệu - Cây thuốc Việt vì Sức mạnh Việt
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung
  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

TOP