Khi bị bỏng cần phải bình tĩnh xử trí, cố gắng giữ cho vết bỏng khỏi chầy da rồi cấp cứu bằng một trong những cách sau:
1. Bỏng do nhiệt độ cao
– Dùng lông gà phết lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt bôi lên.
– Lá sống đời giã nát đắp lên.
– Muối ăn cho vào nước khuấy đều đên khi không tan được thì thôi, lọc sạch, lấy bông sạch tẩm dung dịch đó mà đắp lên băng lại
– Cho 1 cục vôi sống vào chậu dổ nước đánh tan để 24h, vớt bỏ váng, chắt lấy nước trong, pha với dầu đạu phộng hoặc dầu mè khuấy kỹ, dùng như bài trên. Có thể chế sẵn để phòng khi cấp cứu.
2. Bỏng do axit
– Vôi bột 100g, đổ nửa lít nước vào đánh tan, để 3 ngày đêm, lọc lấy nước trong đóng chai nút kín. Khi bị bỏng dùng bông sạch tẩm nước này băng lên, khô lại thay.
– Lấy lá bỏng hoặc lá khoai lang giã nát vắt lấy nước mà bôi.
– Lấy lá sim sắc thật đặc mà rửa.
– Lấy lá cỏ mực giã nát đắp lên, khô lại thay.
3. Bỏng do vôi và các chất kiềm
Trước hết dùng nước sạch , tốt nhất là nước đun sôi để nguội rửa cho nhạt rồi bôi thuốc.
– Lá trầu không rửa sạch giã nát, đắp ngay lên vết bỏng, ngày thay 2-3 lần.
– Mỡ trăn hoặc mỡ chó, bôi lên vết bỏng, khô lại bôi tiếp.
Hoặc có thể dùng bài thuốc sau:
Lấy vôi đã tôi, cho vài chậu đổ nước đánh tan, để 24 giờ cho vôi lắng xuống, vớt bỏ váng, lọc lấy nước trong 0,5l. Trộn nước vôi trên với dầu khuấy đều, cất vào chai.
Khi bị bỏng, dùng bông vô trùng tẩm thuốc này đắp lên, khô lại thay. Nếu vết bỏng đã trầy da thì phải rửa sạch vết thương trước khi đắp thuốc.
Ngoài ra có thể dùng:
– Lá rau diếp: Khi bị bỏng hoặc sưng tấy thì lấy dầu mè nấu chín vài lá rau diếp, bỏ ra cho bớt nóng rồi đắp lên chỗ sưng, để nguội hẳn đắp lên chỗ bị bỏng, rất công hiệu.
– Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, nhai kỹ, ngậm nước phun vào vết bỏng hết đau rát mà không phồng da rất công hiệu, nếu trẻ nhỏ không tự làm được thì cha mẹ nhai và đắp cho trẻ.
– Lá trắc bách diệp: Lấy một nắm lá trắc bách diệp rửa sạch giã nhuyễn đắp vào chỗ bị bỏng, rịt nhẹ lại, khi khỏi sẽ không để lại sẹo, rất công hiệu.
– Lá mướp: Lấy một ít lá mướp rửa sạch giã nhuyễn đắp vào chỗ bỏng, rất công hiệu.
– Lá vông nem:
+ Lấy một nắm lá vông nem rửa sạch nhai nhỏ đắp vào vết bỏng, rất công hiệu.
+ Lá dâu và lá phù dung hái vào mùa trời nhiều sương đêm, phơi trong bóng mát rồi cất đi để khi bị bỏng dùng đến: hai loại lá này tán nhỏ hòa với mật mía đắp vào vết bỏng.
– Cây khoai nước: Lấy cây khoai nước cả lá lẫn củ rửa sạch giã nhuyễn đắp lên vết bỏng.
– Rêu đất: Lấy rêu ở những bức tường cổ hoặc tường cũ đốt thành tro trộn với dầu mè thoa nhẹ lên vết bỏng.
– Quả dưa chuột: Hái dưa chuột vào ngày tết đoan ngọ (5-5) để vào trong bình, trát kín miệng nơi thoáng mát dùng dần. Khi bị bỏng giã nát dưa rồi hòa với nước hoặc dầu mè thoa vào chỗ bỏng.
– Hạt nhãn: Lấy hạt nhãn khô, giã nhỏ trộn với mật ong thoa vào chỗ bỏng.
– Hạt mè: Lấy một nắm hạt mè giã nhuyễn như bùn, đắp vào chỗ bỏng, rất hiệu quả.
– Hạt dành dành: Lấy hạt dành dành đốt cháy, tán bột trộn với dầu mè thoa nhẹ tay vào vết bỏng.
– Củ cải: Lấy một ít củ cải tươi giã nhuyễn, đắp vào vết bỏng, rất công hiệu.
– Cây mã đề: Bị bỏng loét và nhiễm trùng thì lấy bông mã đề, lá cối xay, sài đất, kim ngân hoa mỗi thứ 12g, sắc với khoảng 1l nước còn 1/3l thì uống (chia làm 2-3 lần).
– Cây cỏ bợ: Khi bị bỏng thì hái lá rau bợ tươi rửa sạch giã nát rồi đắp lên chỗ bỏng rất công hiệu.
– Vỏ cây liễu: Lấy vỏ cây liễu đót thành than, tán nhỏ rắc phủ lên vết bỏng.