• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Các loại sâm Việt Nam

by hangphuong / Thứ Năm, 01 Tháng Sáu 2017 / Published in Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch, Bệnh hệ thần kinh, Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa, Tri thức dược liệu

Các loại sâm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nhà khoa học đã tìm thấy có một số loài thuộc chi Panax, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae). Đây là các loài cùng chi với nhân sâm (Panax gingseng C.A. Meyer), một vị thuốc bổ nổi tiếng trong y học cổ truyền và y học hiện đại. Dưới đây là một số loài Panax được tìm thấy ở Việt Nam:

  1. Sâm Việt, tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv., loài đặc hữu của vùng núi rừng Ngọc Linh (Gia Lai – Kontum), nên còn có tên là sâm Ngọc Linh, sâm khu 5 (K5). Loài này được các nhà khoa học Viện Dược liệu phát hiện và đặt tên năm 1973.
  2. Tam thất hoang, tên khoa học Panax stipuleanatus H. T. Tsai et K. M. Feng, phân bố ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và miền nam Trung Quốc.
  3. Tam thất lá xẻ, tam thất vũ diệp, tên khoa học Panax bipinnatifidus Seem. tìm thấy ở dãy núi Hoàng Liên Sơn và vùng Vân Nam Trung Quốc.
  4. Theo Phạm Hoàng Hộ thì ở Việt Nam còn có loài sâm Nhật, tên khoa học là Panax japonica C.A. Mayer, mọc ở vùng núi Lang biang, Tây Nguyên.

Thành phần hoạt chất

  1. Y học hiện đại đã chứng minh thành phần hoạt chất chính của nhân sâm gồm có các saponin nhóm damaran
  2. Ngoài ra, nhân sâm còn có các thành phần khác như các hợp chất polyacetylen, terpenoid, flavonoid, acid béo, acid amin thiết yếu cho cơ thể, đường, và các nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K.
  3. Sâm việt nam (Panax vietnamensis) đã được phát hiện và tập trung nghiên cứu ở nước ta ngay từ những năm cuối của thế kỷ XX. Đây là loài cây thuốc có giá trị rất đặc biệt. Từ rễ (củ) của loài này hiện đã tách chiết, phân lập, xác định được khoảng 50 hợp chất saponin, trong đó có tới 24 hợp chất saponin mới, được gọi là các vina-ginsenosid-R1, vina-ginsenosid-R2… vina-ginsenoid-R24; cùng các hợp chất polyacetylen, các sterol, các acid amin, các acid béo và các nguyên tố vi lượng…
  4. Trong rễ của hai loài Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus Seem.) và Tam thất hoang (Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng) phân bố tại vùng núi Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) chứa các hợp chất saponin triterpen thuộc nhóm olean (như các chikusetsusaponin IV, zingibrosid R1, ginseninosid Ro, Rb, Rd, Re, Rg1, Rg2,…), các phytosterol, đường khử tự do, tinh dầu, các acid hữu cơ, acid uronic và các acid béo. Các thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu ở cả 2 loài cũng tương tự nhau (như: β-farnesen, germacren D, spatulenol).Chúng cũng có chứa các saponin thuộc nhóm damaran nhưng hàm lượng thấp.

About hangphuong

What you can read next

Những bài thuốc hiệu quả không ngờ từ cây sả
Hepatoprotective activity and sub acute toxicity study of whole part of the plant anoectochilus formosanus hayata (orchidaceae)
Thịt bò bổ tỳ vị, dưỡng huyết

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP