• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Kỹ thuật trồng cây Bạc Hà

by hangphuong / Thứ Sáu, 06 Tháng Tư 2018 / Published in Chỉ dẫn khai thác, Trồng cây dược liệu

1. Giới thiệu cây bạc hà

    • Tên khoa học:  Mentha arvensis L.
    • Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
    • Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày).
    • Tên vị thuốc: Bạc hà

a. Nguồn gốc, phân bố

Bạc hà là cây có nguồn gốc từ đới châu Âu, châu Á. Ở nước ta chi này cũng có 3 – 4 loài, mọc tự nhiên ở vùng núi cao 1300 – 1600 m, có khí hậu ẩm mát như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Yên Bái và Mường Lống (Nghệ An).

b. Đặc điểm thực vật

Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30 – 40 cm, có khi hơn, màu xanh lục hoặc tím tía, đôi khi phân nhánh. Lá mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng, cuống ngắn, mép lá khía răng đều, dài 4 – 6 cm, rộng 1,5 – 2,5 cm, màu lục tới lục hồng. Hoa nhỏ màu trắng, hồng hoặc tím hồng. Quả bế, có 4 hạt (ít gặp). Toàn cây có lông và có mùi thơm. Mùa hoa quả tháng 6 – 9.

c. Điều kiện sinh thái

Bạc hà thuộc loại cây ưa ẩm và ưa sáng, mọc hoang dại thường tập trung thành những đám nhỏ gần bờ suối hay trong thung lũng. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở nơi đất nhiều mùn, màu nâu đen, tơi xốp. Cây ra hoa hàng năm, nhưng hình thức tái sinh chủ yếu vẫn bằng cách mọc chồi, đẻ nhánh bò lan trên mặt đất.

d. Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Phần thân lá trên mặt đất.

Công dụng: Thường dùng trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau bụng viêm họng, ho, giai đoạn đầu của bệnh sởi; chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; ngứa da. Mỗi lần dùng 2 – 6 gam sắc uống. Tinh dầu bạc hà có tác dụng sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng đau, như khớp xương, thái dương khi nhức đầu.

2. Kỹ thuật trồng trọt

a. Chọn vùng trồng

Bạc hà có thể trồng được ở đồng bằng, trung du và miền núi, nhưng sinh trưởng tốt hơn ở nhiệt độ 20 – 25oC và ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Chọn đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, không úng ngập, nhiều mùn. Không nên trồng ở đất sét và đất bạc màu. Năng suất và chất lượng tinh dầu của cây trên đất pha cát cao hơn so với cây trồng trên đất thịt nặng, úng nước. Độ pH của đất không yêu cầu khắt khe kiềm, axit hay trung tính.

b. Giống và kỹ thuật làm giống

Quần thể bạc hà trồng bao gồm một số giống lai từ các loài M. arvensis L., M. aquatica L., M. spicata L.và M. piperita L.. Những giống này được nhập từ Liên Xô trước đây, Triều Tiên, Pháp, Trung Quốc từ năm 1955 – 1974 và gần đây từ Nhật Bản, Ấn Độ… Một vài giống bạc hà (nhất là giống BH 974) đã được trồng lớn ở nhiều địa phương.

Bạc hà thường được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng thân cành.

Kỹ thuật làm giống

Vào mùa đông, phần thân lá bị lụi đi, giữ nguyên ruộng bạc hà, tưới nước giữ ẩm nếu thời tiết khô hạn, đến mùa xuân chọn lấy đoạn thân ngầm khoẻ mạnh để làm giống. Thân ngầm thường được cắt thành đoạn dài từ 7 – 10 cm, có thể trồng trực tiếp ra ruộng.

Lượng giống cho 1ha: 1.000 – 1.500 kg mầm giống.

Ngoài ra còn có thể tách lấy nhánh thân sao cho có một ít rễ ở phần gốc để trồng. Trồng bằng thân cành thường trồng muộn hơn, năng suất lứa đầu cũng không cao so với trồng bằng thân ngầm.

c. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng bạc hà ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ là tháng 2 – 3, ở miền núi là tháng 3 – 4, ở các tỉnh khu Bốn cũ là tháng 1 – 2. Các tỉnh phía Nam có thể trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5)

d. Kỹ thuật làm đất

Đất trồng bạc hà cần cày sâu, phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,0 – 1,2 m.

Rạch luống thành hàng ngang hoặc dọc, cách nhau 20 – 25cm, sâu 8-10cm. Ruộng bạc hà cần bố trí trên đất thoát nước tiện tưới tiêu, không bị che khuất.

e. Mật độ, khoảng cách trồng

Mật độ: 500.000cây/ha trồng khoảng cách 20x10cm.

Mật độ: 200.000cây/ha trồng khoảng cách 20x25cm.

f. Phân bón và kỹ thuật bón phân

Lượng phân bón

Thời kỳ bón

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ hoai mục + phân lân và kali.

Bón thúc: Bằng phân đạm vào thời kỳ cây giao tán và sau các lứa cắt, mỗi lần bón 1/4 tổng lượng phân urê bằng cách pha loãng nồng độ 2% để tưới.

f. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng: Hiện nay biện pháp gieo trồng bằng thân cành hoặc thân ngầm là phổ biến.

Cắt thân ngầm thành từng đoạn dài 7 – 10 cm, đặt hơi nghiêng xuống rạch cách nhau 10cm. Nếu trồng bằng nhánh thân cành thì đặt sao cho phần ngọn nhô lên mặt đất 5 – 7 cm, dùng đất bột lấp kín mầm 4 – 5 cm. Khi trồng chú ý ấn chặt gốc và tưới nước ngay cho cây chóng hồi phục. Giữ ẩm sau khi trồng cũng như trong suốt thời gian sinh trưởng.

Chăm sóc: Cần chú ý làm cỏ lúc cây chưa phủ kín đất. Sau mỗi lứa cắt, chú ý làm vệ sinh đồng ruộng, bón thúc bằng tưới phân đạm pha loãng.

Tưới tiêu: Luôn đảm bảo cho đất đủ ẩm để cây phát triển tốt. Khi bị ngập úng phải thoát nước ngay vì và bạc hà không chịu được ngập úng, tránh làm cây bị chết.

g. Phòng trừ sâu bệnh

Đối tượng gây hại nguy hiểm nhất trên bạc hà là bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia menthae gây ra. Đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:

Đặc điểm gây hại

Vết bệnh đầu tiên là những chấm màu vàng trong đến vàng nhạt, nằm rải rác ở mặt dưới lá, sau phát triển thành những u nổi, bên trong chứa một khối bào tử có màu nâu đỏ, khi còn non có màu vàng gạch. Cuối giai đoạn sinh trưởng bệnh phát triển nhiều, phủ kín lá, làm rụng lá gây giảm năng suất đáng kể. Bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè, phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm.

Biện pháp phòng trừ

Không nên trồng độc canh bạc hà trong nhiều năm mà nên luân canh với cây khác họ để hạn chế nguồn bệnh lây lan từ vụ này sang vụ khác.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đưa các tàn dư bệnh ra khỏi ruộng và tiêu hủy, dọn sạch tàn dư sau thu hoạch.

Có thể sử dụng thuốc trừ nấm có hoạt chất: Cyproconazole (ví dụ Bonanza 100 SL); Difenoconazole (ví dụ Score 250 EC, Nitin 300 EC, Tilt Super 300 EC)

h. Chế độ luân canh

Bạc hà có thể luân canh với các cây thuốc lấy củ như cát cánh, ngưu tất hoặc cây trồng nước như lúa, trạch tả …

i. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch

Bạc hà trồng 2 – 3 tháng có thể thu hoạch. Tùy thời vụ trồng sớm, muộn và khả năng chăm sóc mà mỗi năm có thể thu hoạch 2 – 3 lứa.

Thời điểm thu hoạch là khi cây ra hoa từ 70% trở lên. Chọn ngày nắng ráo cắt sát gốc lấy toàn bộ phần thân lá để cất tinh dầu.

Trung bình, lứa thứ nhất có thể thu được 8 – 10 tấn, lứa thứ hai: 5 – 7 tấn, lứa thứ ba: 3 – 5 tấn thân lá tươi/ha. Năng suất tinh dầu thường đạt 70 – 100kg/ha.

Sơ chế: Loại bỏ các lá sâu, vàng. Nếu chưa kịp cất tinh dầu ngay thì cần tãi mỏng ở nơi râm mát, tránh để thành đống.

Bảo quản: Để nơi khô, mát, tránh để thành đống, từng thời điểm kiểm tra hàm lượng tinh dầu.

Tagged under: bạc hà, nhức đầu, sổ mũi, trị cảm cúm

About hangphuong

What you can read next

Các phương pháp lấy mẫu hạt giống kiểm tra
Giá trị và tiềm năng của thảo dược Việt Nam
Kỹ thuật trồng cây Bồ Bồ

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP