• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Ăn nhiều chuối liệu có tốt?

by hangphuong / Thứ Bảy, 22 Tháng Tư 2017 / Published in Bệnh hệ tiêu hóa, Kinh nghiệm dân gian, Làm đẹp

Chuối là loại trái cây được nhiều người thích không những vì chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, mà còn vì sự tiện lợi: khi ăn không cần phải dùng dao, chỉ cần bóc lớp vỏ là hoàn toàn vệ sinh. Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.

1. Thành phần nổi bật có trong trái chuối

Ít chất béo, nhiệt lượng thấp: do chuối ngọt nhiều, vì vậy sẽ làm cho người ta cho rằng chuối sản nhiệt rất cao, thật ra không hẳn như vậy. Mỗi 100g chuối sản nhiệt chỉ tương đương một nửa của 100g cơm. Ngoài ra, hàm lượng chất béo của chuối rất thấp.

Chứa nhiều kali: chuối là thức ăn giàu kali, nguyên tố kali không những rất tốt cho chức năng cơ bắp và tim mạch, đảm bảo nhịp tim và huyết áp bình thường, dự phòng tăng huyết áp và co thắt cơ bắp, mà còn giúp đưa phần muối bài tiết ra ngoài cơ thể, làm cho lượng muối trong cơ thể đảm bảo nồng độ nhất định, theo đó cải thiện chứng trạng của phù thũng. Vùng đùi của bạn gái là những phần dễ gây béo phì, nếu hấp thu muối quá nhiều, ta sẽ uống nhiều nước, dẫn đến giữ nước trong cơ thể. Hơn nữa sẽ dẫn đến suy chức năng thận, làm cho thân dưới bị phù, hình thành béo phì thể phù.

Norepinephrine: có tác dụng thúc đẩy phân giải và chuyển hóa chất béo, có trợ giúp lớn cho việc giảm béo. Điều đáng nói là, hàm lượng norepinephrine của chuối xanh cao hơn so với chuối chín, bên cạnh hàm lượng trong vỏ chuối lại cao hơn so với thịt chuối.

Serotonin: về mặt y học, serotonin là thành phần cần thiết của thuốc điều trị chứng trầm cảm, tác dụng của nó làm cho tâm tình thư thái, tiêu tan cảm xúc âu lo; nếu áp dụng trong việc làm ốm, lại có tác dụng ức chế thèm ăn và khống chế hấp thu glucid. Hàm lượng của serotonin trong vỏ chuối nhiều nhất.

2. Ăn nhiều chuối có tốt không?

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện, ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, đem lại sự vui vẻ, bình tĩnh cho con người. Chuối còn là “vị thuốc” có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng chống táo bón. Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.

Chuối có giá trị dinh dưỡng như vậy nên trong khẩu phần ăn của các vận động viên, đặc biệt là môn thể hình, chuối luôn là thực đơn bắt buộc, quan trọng tương đương với thịt gà, là loại thịt động vật ít chất béo. Vì vậy, thường xuyên ăn chuối không chỉ có lợi cho đại não, phòng trừ thần kinh mệt mỏi mà còn nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể để phòng chống bệnh tật. Trong dân gian, chuối được dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, chuối có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị. Các nghiên cứu còn phân lập được một chất trong chuối có khả năng ngăn cản sự tiết acid ở dạ dày, nhờ đó ngăn cản viêm loét. Các nhà khoa học Anh đã thí nghiệm, tiêm thuốc gây viêm loét dạ dày cho những con chuột được ăn nhiều và thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh của chúng không cao.

Mới đây, nhóm các nhà nghiên cứu của Anh và Ấn Độ đã phát hiện ra cơ chế: Tại sao loài gặm nhấm thường xuyên ăn chuối không bị đau dạ dày, hoặc có bị thì rất nhẹ. Trong thành phần của chuối có chứa nhiều kali nên rất tốt cho người bị bệnh tim mạch, đặc biệt, chất xơ từ trái chuối xanh có tác dụng hạ cholesterol rõ rệt.

Trong một thí nghiệm, người ta đã cho chuột ăn thực phẩm có nhiều cholesterol và cơ thể chúng đã xuất hiện nhiều cholesterol xấu, nhưng nếu thêm bột chuối xanh vào những thức ăn đó thì hàm lượng cholesterol xấu giảm đi rõ rệt. Trong dân gian, người ta lấy quả chuối hột thái lát phơi khô, tán mịn, dùng để uống, có thể trị được bệnh sỏi thận. Còn quả chuối hột có thể trị được chứng rối loạn đường ruột.

3. Kết luận

Chuối là “vị thuốc” có lợi cho sức khỏe và có tác dụng làm đẹp dung nhan và là loại quả không đắt, dễ mua, dễ trồng ở mọi vùng, mọi miền. Vì vậy, chúng ta nên khai thác lợi thế của chuối trong cuộc sống hàng ngày để bồi bổ, nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.

 

 

Tagged under: chuối, huyết áp, tim mạch

About hangphuong

What you can read next

Để có đôi mắt sáng và khỏe đẹp
Những tác dụng tuyệt vời của quả gấc bạn nên biết
The Hepatoprotective Activity of Kinsenoside from Anoectochilus formosanus

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP