• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

Read more +21 Tháng Hai 2023 By hangphuong in Mạng dược liệu

Tư vấn cho Mimi Fashion

Kỹ thuật trồng cây Bụp Giấm

by hangphuong / Thứ Hai, 09 Tháng Tư 2018 / Published in Chỉ dẫn khai thác, Trồng cây dược liệu

BỤP GIẤM

Tên khoa học: Hibiscus sabdariffa L.

Ho:̣Bông (Malvaceae)

Tên khác: Giấm, đay Nhât,̣ giền cá, rau chua, giền chua.

Tên vị thuốc: Bụp giấm.

Phần I: Đặc điểm chung

a. Nguồn gốc, phân bố

Cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) thuộc họ Bông (Malvaceae), có nguồn gốc ở Tây Phi, phân bố rải rác ở một số vùng của Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Bănglađet và Malaysia, đươc̣ nhâp̣ vào ViêṭNam từ những năm 70 của thế kỷ trước, được trồng để lấy ngọn và đài hoa làm rau chua và làm thuốc.
Việt Nam Hibiscus sabdariffa L. phân bố khá rộng từ các tỉnh trung du miền núi phía bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở vùng trung bộ như Thanh Hoá, Nghệ An, cao nguyên Lâm Đồng cho đến tận Kiên Giang, Cần Thơ.
b. Đặc điểm thực vật
Bụp giấm là cây hàng năm, dạng nửa bụi, cao trung bình 2 m, có thể đạt 3m. Cây phân nhánh nhiều, thân có màu tía hoặc đỏ, có phủ lớp lông ngắn. Lá có dạng hình tim tròn, dài 0,9 cm, rộng 1,0 cm, màu xanh đậm hoặc đỏ tía, lá nhẵn, xẻ thuỳ sâu với 3 – 5 thùy thon nhọn, mép lá có răng cưa, gân phía dưới lá màu tía, cuống lá dài 6 – 14 cm thường màu tía. Hoa mọc ở nách lá, cuống ngắn, hoa có 8 – 12 lá đài phụ. Đài phụ mập màu đỏ đậm ăn có vị rất chua. Cánh hoa vàng, đỏ hay tía với tâm đỏ đậm. Phấn hoa màu vàng. Quả nang hình nón thuôn, dài khoảng 2cm, có lông bao phủ. Quả có 5 ngăn chứa 15 – 17 hạt. Quả khi chín dễ bị nứt, phát tán mạnh. Cây có khoảng 400 – 700 quả. Hạt màu xám có dạng tròn hoặc tròn lệch. Khối lượng 100 hạt từ 0,95g – 2,5g. Cây ra hoa 50 % sau trồng 120 – 150 ngày.
c. Điều kiện sinh thái
Bụp giấm ưa nóng, ẩm, lúc gieo hạt và nảy mầm cần nhiệt độ 16
18oC, thời kỳ phát triển thân lá cần nhiệt độ 25 – 38oC, dưới 14oC cây không nảy mầm, trên 38oC cây ngừng sinh trưởng. Thời kỳ ra hoa kết quả cần nhiệt độ 25 – 30o C.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm.

Cây chịu hạn khá, có thể chịu ngập thời gian ngắn. Bụp giấm cókhả năng thích nghi với nhiều loaịđất, kểcảđất đồi vùng trung du, hơi chua.
d. Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Đài hoa bup̣ giấm đãp hơi hoăc̣ sấy khô. Lávà quả đôi khi cũng đươc̣ dùng.
Công dụng: Lá bup̣ giấm cóvị chua, dùng làm rau ăn. Đài hoa đươc̣ dùng làm gia vi ̣thay giấm, chếnước giải khát, mứt keo,̣ siro hoăc̣ đem phơi khô và nấu lấy nước uống. Nước ham̃ đài hoa uống giúp tiêu hoá, chữa các bênḥ gan mât,̣ cao huyết áp, thần kinh.
Lá, đài hoa và quả còn chữa bênḥ thiếu vitamin C. Ở môṭ số nước như Mianma, Đài Loan, haṭbup̣ giấm đươc̣ dùng làm thuốc bổ, nhuâṇ tràng, lơị tiểu. Ở Philippin, rễbup̣ giấm làthuốc bổ đắng và kich́ thich́ ăn uống, còn cóhiêụ quảđối với bênḥ xơ cứng đông̣ macḥ vàcác bênḥ nhiễm trùng đường ruôṭ.
Liều dùng: 9 – 15g đài hoa sắc hoặc hãm nước uống.

Phần II: Kỹ thuật trồng trọt

a. Chọn vùng trồng
Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất: đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất đồi… độ pH 6,0 – 7,0.
b. Giống và kỹ thuật làm giống
• Giống: Hiện tại trong ngân hàng gen cây trồng Quốc gia có 14 giống Bụp giấm. Các giống này được phân thành 3 nhóm chính: Thân tía, lá xanh hoa vàng; thân đỏ tía, lá đỏ tía, hoa đỏ; thân đỏ tía, lá xanh, hoa đỏ tía. Ba nhóm giống khác nhau về thời gian ra hoa, độ phân nhánh, năng suất lá và năng suất quả.
Hiện có 2 giống tốt nhất là giống có thân tía, lá xanh cho năng suất quả và lá cao hơn so với giống có thân và lá màu tía hoặc đỏ.
• Lượng giống cần cho 1 ha: Hạt giống cần cho sản xuất 1 ha dược liệu là 7 – 8 kg nếu hạt giống có tỷ lệ nảy mầm là 70 – 80%.
• Kỹ thuật làm giống: Cây có thể nhân giống bằng haṭhoặc bằng cành. Phương pháp nhân giống bằng cành chỉsử dung̣ khi trồng trên
quy mô nhỏ để làm cảnh, trong sản xuất dươc̣ liêụ chủ yếu nhân giống bằng haṭ.
Gieo hạt trong vườn ươm vào tháng 2 – c. Haṭbup̣ giấm nhiều, dễnảy mầm. Choṇ chỗ đất tốt, tưới tiêu thuận lợi đểlàm vườn ươm. Đất đươc̣ cày bừa ky,̃ nhăṭsacḥ cỏ, lên luống cao 15 – 20 cm, rông̣ luống 0,8 – 1,0 m. Haṭđươc̣ gieo đều trên măṭluống, phủbằng rơm ra ̣ hoăc̣ trấu vàtưới ẩm hàng ngày. Sau 4 – 5 ngày, haṭse ̃nảy mầm và sau 25 – 30 ngày cóthểbứng cây con đi trồng.
• Tiêu chuẩn cây giống: Cây con có từ 4 – 6 lá thật, cao từ 10 -15 cm, cây khỏe, không bị sâu bệnh có thể đem trồng sản xuất.
c. Thời vụ gieo trồng
Gieo hạt trong vườn ươm vào tháng 2 – 3, sau 25 – 30 ngày có thểbứng cây con đi trồng. Các tỉnh phía bắc trồng tốt nhất tháng 4 – e.
Đối với cây gieo thẳng: Tra hạt theo hốc ở độ sâu 2,0 – 2,5 cm, mỗi hốc gieo 2 – 3 hạt sau đó tỉa chỉ để lại 1 cây khoẻ nhất. Sau khi phủ đất nên phủ thêm một lớp trấu, rơm rạ và tưới đủ ẩm.
d. Kỹ thuật làm đất
Bup̣ giấm làcây sống nhiều năm, nhưng trong sản xuất, thường trồng lại hàng năm. Cũng cóthểđốn cho cây tái sinh, nhưng hoa, quả se ̃nhỏ, năng suất thấp. Cây không kén đất, có khả năng chiụ han,̣ không chiụ úng. Vìvây,̣ cần trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt.
Ruông̣ sản xuất cần làm đất ky,̃ nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 25 – 30 cm, mặt luống rông̣ 70 – 90 cm.
e. Mật độ và khoảng cách trồng
• Mật độ 6b.500 cây/ha.
• Khoảng cách trồng 40 x 40 cm.

============================

Kỹ thuật trồng cây thuốc (2013) TSKH Nguyễn Minh Khởi, TS Nguyễn Văn Thuận – ThS. Ngô Quốc Luật cùng các nhà khoa học khác của Viện dược liệu

Tagged under: Bụp Giấm, chữa bệnh gan mật

About hangphuong

What you can read next

Kỹ thuật trồng cây Cà độc dược
Kỹ thuật trồng cây Dừa Cạn
Kỹ thuật trồng cây Bồ Bồ

BÀI VIẾT MỚI

  • Tư vấn cho HTX Quang Tom về marketing online

  • Lên chiến lược kinh doanh cho Vườn Xanh

  • Tư vấn cho Mimi Fashion

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP