• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sự kiện
  • Trồng và bảo tồn A – Z
  • Dược liệu A-Z
  • Bệnh lý A-Z
  • Khỏe đẹp A-Z
  • Tin mới

Mạng Dược liệu là mạng xã hội của Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Mạng Dược liệu có nhiệm vụ kết nối các nguồn lực góp phần kết nối các nguồn lực tri thức, con người, nguồn vốn... để phát triển ngành dược liệu, một ngành kinh tế xanh bền vững: cải thiện kinh tế và nâng cao sức khỏe cho người dân, tạo ra nguồn ngoại tệ cho đất nước, giữ được môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và văn hóa bản địa

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học hàng đầu thế giới, là nơi giao lưu của ba hệ thực vật lớn nhất thế giới: Himalaya – Vân Nam/Quý Châu – Malay/Indo.

Việt Nam được coi là một trong 12 trung tâm nguồn gốc, giống cây trồng của thế giới với 16 nhóm cây trồng và trên 800 loài khác nhau trong đó có nhiều giống bản địa với nhiều đặc tính quý mà duy nhất chỉ có ở Việt Nam.

Cho đến nay, đã phát hiện có hơn 3948 loài thực vật và nấm lớn; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc với hơn 1300 bài thuốc lưu truyền từ hơn 4000 năm, tiềm năng khai thác  dược liệu Việt Nam vô cùng lớn nhưng cho đến nay, chưa có sự nhận thức ĐÚNG và ĐỦ về nguồn tiềm năng này.

CÙNG THAM GIA CHUỖI SỰ KIỆN CHỮA LÀNH TỪ THIÊN NHIÊN

Xem thêm +20 Tháng Mười Một 2022 By quynh in Sự kiện

Xây dựng nền tảng tài chính từ con số 0

Xem thêm +20 Tháng Mười Một 2022 By quynh in Sự kiện

Lễ ra mắt Bản đồ dược liệu Việt Nam

Kỹ thuật trồng cây Bồ Bồ

by hangphuong / Thứ Hai, 09 Tháng Tư 2018 / Xuất bản trong chuyên mục Chỉ dẫn khai thác, Trồng cây dược liệu

BỒ BỒ

Tên khoa học: Adenosma indiana (Lour.) Merr.

Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

Tên khác: Chè đồng, chè nội, chè cát, nhân trần.

Tên vị thuốc: Bồ bồ.

Phần 1: Đặc điểm chung

a. Nguồn gốc, phân bố
Cây bồ bồ thường mọc hoang ở vùng đồi, những ruộng vùng trung du miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh. Theo một số tài liệu của Trung Quốc bồ bồ phân bố khắp vùng nhiệt đới từ Ấn Độ, Srilanca đến Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc và một số đảo lớn (Borne, Java) của Inđônêxia.
b. Đặc điểm thực vật
Thân hình trụ, cành non mang nhiều lông về sau nhẵn, lúc đầu thân màu tím nhạt sau chuyển sang màu xanh, chiều cao cây 70 cm – 100 cm. Lá mọc đối, phiến lá hình mác, đầu nhọn, mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim, mặt trên mang nhiều lông hơn mặt dưới, chiều
dài lá 5 cm – 8 cm, rộng lá 2 cm – 4 cm. Rễ thuộc loại rễ chùm, có nhiều lông tơ nhỏ màu trắng, rễ dài 10 – 18 cm. Hoa nhỏ, màu tím, mọc tụ tập thành đầu nang, đài có lông với 2 môi, môi trên nguyên, môi dưới xẻ 4. Tràng cánh hợp với 2 môi, môi trên xẻ 4, môi dưới nguyên, 4 nhị có 2 chiếc dài, 2 chiếc ngắn. Quả thuộc loại quả nang nằm gọn trong đài hoa. Nhiều hạt nhỏ, hình trứng thuôn, có nhiều gai, màu cánh gián.
c. Điều kiện sinh thái
Bồ bồ là cây ưa sáng và có thể chịu hạn, không chịu được úng. Độ cao từ 100 – 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp 25 – 35oC, độ ẩm 80 – 85%.
d. Giá trị làm thuốc
Bộ phận sử dụng: Phần trên mặt đất của cây.
Công dụng: Bồ bồ dùng chữa sốt, cảm cúm, viêm gan, vàng da, tiêu hoá kém, viêm ruột, đau bụng, thuốc kích thích ăn ngon cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng: 15 – 30g/ngày, sắc nước uống. Ở Việt Nam đã có thuốc Abivina bào chế từ bồ bồ có tác dụng phục hồi và bảo vệ chức năng gan.

Phần 2: Kỹ thuật trồng trọt

a. Chọn vùng trồng
Bồ bồ thích hợp với đất đồi, núi ở các vùng trung du, đất feralit, đất thịt nhẹ, đất phù sa, độ pH 5,5 – 7,0, có mùn tổng số ≥ 1,5 %, ở nơi chủ động tưới tiêu.
b. Giống và kỹ thuật làm giống
Bồ bồ thường nhân giống bằng phương pháp hữu tính.
Xử lý hạt giống: Ngâm hạt trong nước 3 – 4 giờ, vớt ra, để ráo hạt, trộn với cát mịn và đem gieo vào vườn ươm. Hạt bồ bồ rất nhỏ nên cần gieo hạt nhiều lần cho đều. Dùng rơm rạ hoặc lưới đen che phủ, tưới ẩm mỗi ngày một đến hai lần cho tới khi cây mọc.
Kỹ thuật gieo giống: Hạt giống được gieo vào vườn ươm, sau khoảng 10 ngày, hạt bắt đầu mọc mầm. Khi hạt mọc đều rỡ bỏ rơm rạ. Sau 1 tháng, làm cỏ và tỉa bớt cây ở những chỗ mọc quá dầy. Giai đoạn mọc mầm và hình thành cây con, cây sinh trưởng rất chậm, cây nhỏ và yếu cần thường xuyên chăm sóc và phòng trừ giun, dế phá hại. Khi cây mọc được 4 – 5 đôi lá thật có thể đem cây đi trồng.
Thu hoạch và bảo quản hạt giống: Quả chín có màu nâu, hạt màu nâu sẫm, cứng chắc bắt đầu thu hoạch hạt. Thời gian thu hoạch thường được tiến hành vào đầu tháng 11. Khi thu hoạch, cắt những bộ phận, cành mang quả phơi trên nia, mẹt có lót giấy báo ở dưới để tránh bị lọt hạt, vì hạt bồ bồ rất nhỏ. Quả phơi khô đập lấy hạt, loại bỏ tạp chất, hạt lép và phơi đến khi hạt thật khô, độ ẩm của hạt < 5 %. Không nên phơi hạt trong thời gian dài, hạt dễ mất sức mọc mầm. Bảo quản hạt trong lọ nút mài hoặc hộp nhôm, bao nilon hoặc hút chân không, bảo quản trong kho lạnh. Chỉ tiêu chất lượng hạt giống:
 Hạt giống đúng chủng loại
 Hạt không bị ẩm mốc, không bị sâu bệnh mối mọt và không lẫn tạp chất
 Độ ẩm của hạt ≤ 5 %  Khối lượng 1000 hạt > 0,014 g
 Tỷ lệ mọc mầm của hạt giống > 70 %.
c. Thời vụ trồng
Nên gieo hạt trong vườn ươm sau đó bứng cây con đi trồng vì hạt bồ bồ rất nhỏ giai đoạn chăm sóc cây con mất rất nhiều công. Gieo hạt vào giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 đối với vùng đồng bằng sông Hồng và vào hạ tuần tháng 4 đối với vùng trung du.
d. Kỹ thuật làm đất
Đất trồng bồ bồ cần được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại. Chia luống rộng 1,2m, mặt luống rộng 75 – 80cm, chiều cao luống 20 – 25cm, rãnh rộng 30cm.
e. Mật độ và khoảng cách trồng
Mật độ trồng: 500.000 cây/ha, khoảng cách trồng 20 cm x 10 cm.
Mật độ trồng 330.000 cây/ ha, khoảng cách trồng 20 cm x 15 cm.
Trồng 3 hàng/luống, mỗi hàng cách nhau 20 cm.

Tagged under: Bồ Bồ, cảm cúm, chè cát, chè đồng, chè nội, chữa sốt

About hangphuong

Các bài viết liên quan

Chọn đất để trồng cây thuốc
Chế biến cây thuốc sau thu hoạch
Kỹ thuật trồng cây Bụp Giấm

BÀI VIẾT MỚI

  • Xây dựng nền tảng tài chính từ con số 0

  • Lễ ra mắt Bản đồ dược liệu Việt Nam

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt trong điều trị mụn và chữa da bị nhiễm corticoid (4)

  • Curcumin trong làm đẹp, đặc biệt cho trị mụn và cho da nhiễm corticoid (3)

  • Curcumin để làm đẹp, đặc biệt cho da nhiễm corticoid (2)

CHUYÊN ĐỀ

  • Chỉ dẫn khai thác
    • Chính sách dược liệu
    • Năng lượng Sinh khối
    • Trồng cây dược liệu
  • Dược liệu để phòng và trị bệnh
    • Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch
    • Bệnh da và mô dưới da
    • Bệnh hệ bài tiết
    • Bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết
    • Bệnh hệ hô hấp
    • Bệnh hệ sinh dục – tiết niệu
    • Bệnh hệ thần kinh
    • Bệnh hệ tiêu hóa
    • Bệnh hệ tuần hoàn
    • Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa
    • Bệnh u bướu
  • Dược liệu để sống xanh và hạnh phúc
    • Làm đẹp
    • Luyện tập & thư giãn
    • Món ăn- Bài thuốc chữa bệnh
  • Liệu pháp tự nhiên
  • Mạng dược liệu
  • Sự kiện
  • Thành viên – đối tác
    • Chuyên gia
    • Doanh nghiệp
  • Tri thức dược liệu
    • Bài thuốc đông y
    • Kinh nghiệm dân gian
    • Nghiên cứu khoa học
    • Y học thưởng thức

LƯU TRỮ

  • Giới thiệu tổ chức và dự án
  • Hướng dẫn sử dụng website
  • Chính sách bảo mật
  • Đăng ký thành viên
  • Chính sách thành viên
  • Thỏa thuận cung cấp & sử dụng dịch vụ
  • Quyền lợi cho người cung cấp nội dung

© Copyright 2018 by mangduoclieu.vn

Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 360/GP-BTTTT, ngày 05/10/2018.

Vận hành bởi Trung tâm Trồng, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp Hữu cơ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Hotline: +84 34 76543 86 | Email: chualanhtuthiennhien@gmail.com

TOP
vi Vietnamese
ar Arabiczh-CN Chinese (Simplified)nl Dutchen Englishfr Frenchde Germanit Italianpt Portugueseru Russianes Spanishvi Vietnamese